Nhân viên Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, can thiệp trị liệu cho trẻ rối loạn cảm xúc.
Đó là một trong những nội dung của Kế hoạch thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 – 2030. (Chương trình 1929).
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, mục tiêu chung của chương trình là phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí, đảm bảo các đối tượng đều có cơ hội được chăm sóc, chữa trị, phục hồi; thực hiện đầy đủ chính sách trợ giúp xã hội cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí theo quy định; tích cực huy động nguồn lực để hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần nhằm thúc đẩy sự phục hồi, bảo vệ quyền của người tâm thần, trẻ em tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí, hướng tới mục tiêu công bằng và phát triển bền vững.
Chương trình cho biết, hàng năm có ít nhất 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; 50% người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội; 50% hộ gia đình người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.
Ngoài ra, 80% người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu. Hàng năm, ít nhất 90% người tâm thần nặng có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và 100% người tâm thần lang thang được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
Đồng thời, ít nhất 60% cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ của người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; thu hút ít nhất 20% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 20% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia văn hóa, văn nghệ và biểu diễn nghệ thuật tại cơ sở.
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, trong giai đoạn 2021-2025, chương trình sẽ có 90% số người trầm cảm, trẻ em tự kỷ và người bị rối nhiễu tâm trí khác có nguy cơ cao bị tâm thần và người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý, phục hồi chức năng xã hội và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác tại cộng đồng và các cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, cơ sở y tế. 100% gia đình có người tâm thần, 80% gia đình có trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí. 80% cán bộ, nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cơ sở và cộng đồng được nâng cao năng lực thông qua tập huấn, đào tạo, đào tạo lại bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, hàng năm khoảng 90% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 80% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; ít nhất 70% trẻ em tự kỷ nặng được điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội phù hợp tại cơ sở phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội.
Có 90% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục; 60% người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội; ít nhất 60% hộ gia đình người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định; 90% người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Quảng Ninh có ít nhất 80% người tâm thần, 80% trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tiếp cận các dịch vụ y tế.
Theo chương trình, hàng năm, 100% người tâm thần nặng có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và 100% người tâm thần lang thang được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Có ít nhất 70% cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ; thu hút 50% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia tập luyện thể dục, thể thao; 30% người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia văn hóa, văn nghệ và biểu diễn nghệ thuật.
Cùng với đó, số người trầm cảm, trẻ em tự kỷ và người bị rối nhiễu tâm trí khác có nguy cơ cao bị tâm thần và người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý phục hồi chức năng xã hội và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác tại cộng đồng và các cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, cơ sở y tế. 100% gia đình có người tâm thần, 90% gia đình có trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng…
UBND tỉnh Quảng Ninh giao Sở LĐ-TB&XH Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện. Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh và Bộ LĐ-TB&XH.
Theo Báo Điện tử Dân Sinh.