Phương thức giáo dục dành cho MKT như thế nào là phù hợp?

Trong cuộc sống mỗi một đối tượng khác nhau cần có phương thức giáo dục khác nhau. Và đối với những người khuyết tật thì cũng cần những phương thức giáo dục phù hợp. Vậy phương thức giáo dục cho người khuyết tật như thế nào là phù hợp? Đây là vấn đề được rất nhiều độc giả quan tâm.

1. Giáo dục với người khuyết tật được hiểu như thế nào?

    Giáo dục đối với người khuyết tật được hiểu là những hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của người khuyết tật giúp ho có được kiến thức, tri thức, phẩm chất, đạo đức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách.

    Ý nghĩa của giáo dục đối với người khuyết tật thể hiện ở những điểm sau:

    Thứ nhất, giáo dục giúp người khuyết tật có kiến thức, sự hiểu biết về thế giới xung quanh, về xã hội, là nền tảng để họ có thể tham gia học nghề, tìm kiếm việc làm, giúp họ trở thành người có ích cho xã hội. Giáo dục còn giúp người khuyết tật về nhận thức, trí tuệ phục hồi các chức năng này.

    Thứ hai, giáo dục giúp người khuyết tật tái hòa nhập vào cộng đồng. Người khuyết tật thường có tâm lý ngại giao tiếp, xa lánh cộng đồng vị họ tự ti về những khiếm khuyết của bản thân mình. Do đó môi trường giáo dục sẽ là môi trường giúp họ tái hòa nhập cộng đồng nhanh nhất, đặc biệt là đối với trẻ em tự kỉ.

    Thứ ba, giáo dục giúp người khuyết tật trang bị những kĩ năng, sự hiểu biết nên giúp họ tự tin và chủ động hơn trong cuộc sống. Ai cũng vậy chứ không riêng gì là người khuyết tật, khi chúng ta trang bị cho mình những điều cần thiết, ta sẽ thấy tự tin hơn để giao tiếp, nắm lấy sự chủ động trong tay.

    Giáo dục đối với NKTẢnh minh họa – Nguồn Internet

    2. Các phương thức giáo dục cho người khuyết tật

    Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể dẫn đến bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Họ thường tự ti về bản thân mình, là đối tượng dễ bị tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, cần có những phương thức giáo dục hợp lý để giúp họ thực hiện được quyền được học văn hóa của mình. Có rất nhiều phương thức giáo dục cho người khuyết tật. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật người khuyết tật năm 2010 thì có ba phương thức được áp dụng trong giáo dục đối với người khuyết tật, đó là: phương pháp giáo dục chuyên biệt, phương pháp giáo dục hoà nhập và phương pháp giáo dục bán hoà nhập. Mỗi một phương thức lại có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng người khuyết tật khác nhau.

    2.1 Phương thức giáo dục hòa nhập

    Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.Tức là phương thức giáo dục trong đó người khuyết tật cùng học với người bình thường trong trường phổ thông, ngay tại nơi người khuyết tật sinh sống. Phương thức này thường được áp dụng đối với người khuyết tật có khả năng học tập được với người không khuyết tật.

    Giáo dục hoà nhập thừa nhận mọi người là khác nhau, và sự khác nhau đó có thể đóng góp để tạo ra một môi trường nhà trường tốt hơn cho tất cả mọi người. Những sự khác biệt không đơn thuần là sự khoan dung mà là những vòng tay, tất cả người khuyết tật đều được chào đón bất chấp khả năng, tuổi tác, ngôn ngữ, tình trạng kinh tế và xã hội, giới tính và sức khỏe. Đây được coi là phương thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật bởi nó tương đối hiệu quả và đạt được các mục tiêu mà giáo dục đặt ra.

    2.2 Phương thức giáo dục chuyên biệt

    Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục dành riêng cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục.Tức là giáo dục để học sinh khuyết tật tham gia học trong các lớp chuyên biệt hoặc trong trường chuyện biệt. Hầu hết các trường, lớp chuyên biệt tập trung vào hỗ trợ sự phát triển các kĩ năng cá nhân và kĩ năng xã hội để học sinh có thể sống độc lập tới mức tối đa sau khi hoàn thành xong chương trình.

    Trẻ em khuyết tật được giáo dục hòa nhậpẢnh minh họa – Nguồn Internet

    2.3 Phương thức giáo dục bán hòa nhập

    Giáo dục bán hoà nhập là phương thức giáo dục kết hợp giữa giáo dục hoà nhập và giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Những học sinh này tham gia vào một số hoạt động cùng học sinh bình thường trong trường học. Những hoạt động này có thể là những hoạt động ở một số môn học, hoạt động giáo dục. Thời gian còn lại, người khuyết tật được học chương trình riêng với những nội dung, phương pháp giáo dục riêng phù hợp với khả năng của họ. Phương thức này cũng được thực hiện trong trường hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hoà nhập.

    Mỗi phương thức giáo dục đối với người khuyết tật đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy từng đối tượng người khuyết tật thì người khuyết tật, cha, mẹ hoặc người giám hộ người khuyết tật lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với sự phát triển của cá nhân người khuyết tật. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để người khuyết tật được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân. Trong những năm gần đây việc giáo dục người khuyết tật luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Nhờ những cố gắng trong thời gian vừa qua thì đã đạt được nhiều kết quả tốt trong việc giáo dục người khuyết tật.

    Hồng Nhung

     

     

    Bài viết liên quan

    Mạn đàm một số nội dung về tiếp cận quyền bầu cử, ứng cử của người khuyết tật

    Cần làm tốt vai trò truyền thông liên quan đến người khuyết tật

    Picture1

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định

    Picture1

    Nam Định tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

    Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

    Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

    Picture1

    Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Lên đầu trang