Phương pháp ‘đóng băng’ lần đầu tiên được áp dụng ở người

Theo tạp chí New Scientist, bác sĩ Samuel Tisherman thuộc Trường Y Đại học Maryland (Mỹ) cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã đưa một bệnh nhân vào trạng thái “đóng băng”. “Chúng tôi có cảm giác rất kỳ dị khi lần đầu áp dụng phương pháp này”, bác sĩ Tisherman kể.

Biện pháp này có thể cứu sống bệnh nhân cấp cứu bị chấn trương nghiêm trọng

Kỹ thuật này có tên gọi Bảo vệ và hồi sức khẩn cấp (EPR), được áp dụng tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Baltimore), dành cho các bệnh nhân được đưa đến cấp cứu vì bị chấn thương nghiêm trọng như trúng đạn hoặc bị đâm dao.

Các bệnh nhân này thường mất hơn một nửa lượng máu trong cơ thể và rơi vào tình trạng trụy tim. Trong trường hợp này, các bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp trong vòng vài phút và bệnh nhân chỉ có chưa đầy 5% cơ hội sống sót.

Với phương pháp EPR, các bác sĩ rút sạch máu của bệnh nhân, thay thế bằng “nước muối đông lạnh”. Khi đó, nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân hạ xuống 10-15 độ C, hoạt động não ngừng hoàn toàn.

Bệnh nhân rơi vào trạng thái chết lâm sàng tạm thời. EPR có tác dụng chặn đứng tình trạng mất máu và nguy cơ trụy tim. Nhờ đó, các bác sĩ có thêm vài giờ để phẫu thuật xử lý các chấn thương của bệnh nhân thay vì vài phút.

Nghe có vẻ là một phương pháp trị liệu hoàn hảo, nhưng EPR vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Với việc bơm nước muối đông lạnh vào cơ thể, các mô cơ của bệnh nhân có thể bị thiếu hụt oxy trong một thời gian dài, gây ra tác dụng phụ.

Nếu có thể khắc phục những rủi ro và được áp dụng rộng rãi, liệu pháp EPR sẽ là một bước tiến lớn của y học. Thông thường, các ca phẫu thuật chấn thương nghiêm trọng thất bại vì áp lực thời gian đối với bác sĩ chứ không hoàn toàn do độ nguy hiểm của vết thương.

EPR có thể giải quyết được vấn đề này và giúp các bác sĩ có thêm nhiều thời gian để phản ứng với tình huống khó khăn.

EPR là công trình nghiên cứu lớn của bác sĩ Samuel Tisherman. Ban đầu, ông nhận thấy những hạn chế trong việc cấp cứu các nạn nhân bị chấn thương nghiêm trọng vì đa phần cơ sở y tế hiện đại ở Mỹ cách quá xa các khu dân cư.

Do đó, bác sĩ Tisherman dành gần như cả sự nghiệp để nghiên cứu EPR và đến nay ca phẫu thuật đầu tiên bằng cách “đóng băng” bệnh nhân đã được áp dụng vào thực tế.

KENBI (theo New

Scientist)


Bài viết liên quan

Picture1

SỐ HÓA, CHUYỂN ĐỔI SỐ – CƠ HỘI ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI

Picture4

MobiEdu nâng tầm công nghệ mở rộng quy mô, hỗ trợ giảng dạy thông minh

securitybanking2-15787126602111762582207-crop-1578712665780534276090-1712514910683607060654

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Anh 1 VTT-Globus

TV360 BẮT TAY GLOBUS ACCESS PHÁT TRIỂN TV360 TẠI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Anh 2 ky Radware 2 (1)

VIETTEL THAM GIA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TOÀN CẦU VỀ AN NINH MẠNG RADWARE

Anh 1 (1)

VIETTEL LÀ NHÀ KHAI THÁC VIỆT NAM DUY NHẤT THAM GIA SÁNG KIẾN CỔNG MỞ CỦA HIỆP HỘI DI ĐỘNG TOÀN CẦU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang