Phụ nữ Việt Nam – Sức sống mới trên nền tảng truyền thống văn hóa dân tộc

Ảnh minh họa – Nguồn Internet

Nhân dịp 92 năm ngày truyền thống Phụ nữ Việt Nam(PNVN) (20.10.1930 – 20.10.2022). Toàn dân ta vô cùng tự hào, chào mừng và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các cụ, các bà, chị em lời chúc sức khỏe, hạnh phúc.

Phụ nữ “một nửa của thế giới, NGƯỜI MẸ vĩ đại!”. Người phụ nữ với chức năng làm mẹ “Sinh ra hết thẩy nhân loại”. Người PNVN còn có đặc điểm riêng so với thế giới đó là bản tính cần cù, chịu khó (có thể nói PNVN đặc điểm này hơn hẳn thế giới). Đó là do nước ta là quốc gia nghèo, vốn là nước nông nghiệp thuần nông, lạc hậu. PNVN phải đảm đang vừa làm tốt nhiệm vụ nuôi con “năm bàn tay đầy, năm bàn tay vơi”, còn phải là lực lượng lao động chính, tần tảo “hai sương một nắng” cùng nam giới trực tiếp lao động sản xuất để làm ra nhiều của cải vật chất đảm bảo đời sống hàng ngày cho gia đình và đóng góp cho xã hội. Riêng việc đóng góp cho xã hội đôi khi còn chiếm phần chủ yếu hơn vì nhiệm vụ cung cấp cho chiến tranh, phần do sưu cao thuế nặng vì bị các thế lực phong kiến áp bức bóc lột. Nhưng sự vất vả đến tận cùng cực của người phụ nữ thời phong kiến, đó là những “hủ tục” lạc hậu thể hiện quan niệm “trọng nam khinh nữ”: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “nữ nhi thường tình”, người phụ nữ khi làm mẹ chỉ “quẩn quanh xó bếp, suốt ngày với cái chày cái cối, hầu chồng hầu con, thậm chí không được đi học, ra đường phải cúi mặt…”. Tất nhiên những sự thấp kém, thiệt thòi của chị em từ lâu rồi chỉ là ký ức buồn đi vào dĩ vãng. Tuy vậy ngày nay trong số ít, đâu đó ở địa phương những hiện tượng lạc hậu vẫn còn “rơi rớt”, đang được dần dần loại bỏ.

Những đức tính xem như nhu mì, cam phận của PNVN nếu như “thích ứng” với gia đình, xã hội trong điều kiện bình thường. Tuy vậy khi dân tộc bị giặc ngoại xâm dày xéo, PNVN đã thể hiện khí phách anh hùng, quật cường với tinh thần: “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, “còn cái lai quần cũng đánh” (chị Út tịch- trong tác phẩm: Người mẹ cầm súng”(NV Nguyễn Thi). Thời kỳ dựng nước, lịch sử đã ghi danh người phụ nữ không chịu khuất phục trước áp bức cường quyền, các nữ tướng Bà Trưng, Bà Triệu đã tụ nghĩa phất cờ đánh tan giặc ngoại xâm với chí khí: “Đền nợ nước, trả thù nhà”, các bà đã làm rạng danh lịch sử, khiến kẻ thù xâm lược khiếp sợ. Suốt quá trình dân tộc ta tiến hành các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, phụ nữ nước ta đã sẵn sàng cùng nam giới tham gia trực tiếp hay phục vụ chiến đấu, đôi khi tỏ ra mạnh mẽ, hoạt bát hơn cả nam giới, phải chăng đó là do có sẵn tính kiên trì, sức chịu đựng dẻo dai trong đời thường được chị em vận dụng đã có ý nghĩa thiết thực góp phần tăng thêm sức mạnh chiến đấu. Phụ nữ tham gia kháng chiến đã như một lực lượng quan trọng trong lực lượng vũ trang, bán vũ trang, hiện diện ở khắp các chiến trường từ miền Nam tới miền Bắc. Miền Nam chống giặc Mỹ và tay sai, phụ nữ đã trực tiếp chiến đấu trong các đơn vị thuộc quân Giải phóng , lực lượng du kích, vận tải vũ khí, vận chuyển thương, bệnh binh. Nhiều bộ đội cấp huyện hay các đơn vị có cả đại đội súng cối quân số đa phần là chiến sỹ nữ, các đơn vị vận tải hầu hết là nữ. Miền Bắc thời kỳ chống chiến tranh phá hoại bằng không quân Mỹ, phụ nữ đã đóng góp tích cực trong mặt trận vừa sản xuất vừa chiến đấu “tay cấy tay súng”, phụ nữ trong các đơn vị thanh niên xung phong phục vụ việc bảo vệ các nhà ga, bảo vệ kho tàng. Các đại đội pháo cao xạ nữ dân quân Tiền Hải (Thái Bình), đại đội pháo binh Ngư Thủy (Quảng Bình), các đại đội này chiến sỹ pháo thủ toàn chị em thanh niên địa phương, đã lập nhiều chiến công, bắn rơi máy bay và tàu chiến Mỹ, tham gia bắt giặc lái Mỹ “O du kích nhỏ dương cao súng, thằng Mỹ lom khom bước cúi đầu” (chú thích bức ảnh nổi tiếng nữ du kích dẫn giải giặc lái mỹ). Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, lịch sử đã ghi vào Bảng vàng lịch sử dân tộc, đó là các liệt sỹ anh hùng LLVT: Nguyễn Thị Chiên (Thái Bình), Nguyễn Thị Minh Khai (nguyên xứ ủy), Võ Thị Sáu (người con gái đất Đỏ), Lê Thị Hồng Gấm, liệt sỹ Vũ Thị Lợi (lực lượng Công an)… Và còn vô vàn những người phụ nữ đã xứng danh với danh hiệu Anh hùng khác trong các cuộc kháng chiến. Đặc biệt đối với cả trên thế giới, cuộc kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường miền Nam đã vinh dự có các cán bộ cao cấp chỉ huy là nữ như: bà Nguyễn Thị Định Phó Tư lệnh quân giải phóng miền Nam, sau này là Phó Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Bình Phó Chủ tịch MTGP sau là Phó Chủ tịch nước. Sau 1975, các cán bộ cấp cao của Đảng, Chính Phủ là các Phó Chủ tịch nước: bà Trương Mỹ Hoa, , bà Nguyễn Thị Doan, bà Nguyễn Thị Kim Ngân (nguyên Chủ tịch Quốc Hội), bà Tòng Thị Phóng (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam) hiện nay đương kim Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân. Các vị nữ lãnh đạo đều từng giữ chức vụ UVBCT hay UVTW ĐCSVN. Theo thống kê thì PNVN tỷ lệ lãnh đạo cấp cao chiếm 36%, xếp thứ 2 Châu Á, số lượng nữ đại biểu QH hiện nay chiếm tỷ lệ trên 35%. Tổng Thư ký Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới khi thăm VN đã có câu nhận xét về PNVN: “Cây lau đó làm bằng thép”. Câu nói đó vừa cổ kính, vừa hiện đại đã nói lên tính cách PNVN vừa đa dạng phong phú vừa ổn định hàng nghìn năm. Hồ Chủ tịch đã nói: “Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam – Bắc đã sinh ra và nuôi dạy nên những thế hệ Anh hùng của nước ta”.

Hiện nay đất nước ta đang bước sang kỷ nguyên mới (ít nhất từ sau công cuộc đổi mới 1985), cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, PNVN đã hòa mình, sánh vai cùng nam giới tham gia trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong công tác, lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, lực lượng vũ trang trong đó có nhiều chiến sỹ nữ tình nguyện tham gia đơn vị làm nhiệm vụ quốc tế gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc tại Nam Xu Đăng… Hàng năm cả nước ta đã có hàng vạn nữ sinh học trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và học nghề. Hàng năm cũng có hàng nghìn nghiên cứu sinh, hoàn thành đề tài khoa học, đạt trình độ Tiến sỹ, Giáo sư, nhiều phụ nữ đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo trong các Viện, Trường, những chức vụ trước đây không có. Phụ nữ đã thực sự vừa là động lực vừa là lực lượng chính trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong lĩnh vực kinh tế nhiều phụ nữ là doanh nhân, nắm giữ điều hành các hãng: Hàng không, vận tải, thương mại, dịch vụ, sản xuất sữa. Riêng về sản xuất nông nghiệp sản phẩm lâu nay coi là thuần túy nhà nông như trồng rau sạch, trồng hoa, nay đã xuất hiện nhiều mô hình sản suất lớn hiện đại chủ doanh nghiệp là nữ có thu nhập tiền tỷ/năm, đã thu hút nhiều lao đông là nông dân, nay họ đổi đời thành công nhân nông nghiệp có thu nhập cao đến 10 triệu đ./tháng.

PNVN đã phát huy cao truyền thống đạo đức yêu thương con người của ông cha, đó là: “thương người như thể thương thân”,”bầu ơi thương lấy bí cùng”, đã có nhiều phụ nữ nhận nuôi dưỡng các cháu mồ côi, khuyết tật mất cha mẹ do hậu quả của dịch bệnh, hoặc chết do các trường hợp rủi ro khác. Đặc biệt có thể kể các bà mẹ của các bà mẹ, đó là các mái ấm tình thương: Trại trẻ mồ côi Huỳnh Tiểu Hương (Bình Dương). Chị Hương đã là người phụ nữ làm rung động trái tim mọi người khi hơn 20 năm nay tự nguyện nuôi các cháu mồ côi, bị bỏ rơi, có cháu bị khuyết tật hay mang bệnh. Trường hợp chị Giáp Thị Sông Hương(Tp HCM) với “Mái ấm Hoa Hồng” nuôi gần 100 cháu nhận về đủ các lứa tuổi khác nhau, nhiều cháu mồ côi, khuyết tật, cũng có trường hợp các cháu được chị nhận về từ các nơi khác do nhiều lý do. Chị Hương lập mái ấm từ ngày chị ở tuổi 18, nay chị đã 50 tuổi. Chị tình nguyện hy sinh cả tuổi xuân và hạnh phúc cho nguyện vọng cứu giúp trẻ em không may bị thiệt thòi. Các mái nhà tình thương của cả hai chị đều tên Hương đã thu nhiều trái ngọt cho đời, từ đây đã có nhiều cháu khôn lớn, trưởng thành, được đi học các trường, ngành nghề, có cháu đã xây dựng gia đình. Các chị coi đó là hạnh phúc to lớn của đời mình. Xã hội và những người thân của các cháu vô cùng biết ơn lòng yêu thương bao dung như núi cao biển rộng. Các chị là những NGƯỜI MẸ (của những người mẹ) vĩ đại trong những người vĩ đại!

Hồ Chủ tịch đã nhận xét về PNVN: “Sẵn có truyền thống cần cù và anh dũng quyết tâm học thì nhất định học được”.

Kết thúc bài báo này, người viết muốn chép lại mấy vần thơ như sau:

1- Giữa bao nhiêu mưa nắng đời thường/ Phụ nữ vẫn là hoa, là thiên thần của đất/ Dẫu ngày mai mặt trời có tắt/ Hãy gọi tên “phụ nữ như ngọn đuốc của niềm tin”.

2- Anh xa em Trăng cũng lẻ/ Mặt trời cũng lẻ/ Biển vẫn cậy mình dài rộng thế/ Vắng cánh buồm một chút…đã cô đơn/ Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn/ Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím/ Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến/ Dù sóng đã làm anh nghiêng ngả/ Vì em !

Ngọc Văn

 

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang