Phòng tránh ngộ độc cho trẻ em tại gia đình

Từ trường hợp 2 bệnh nhi tại Thái Bình ngộ độc thuốc chuột là kẹo, các bác sĩ BV Nhi Trung ương đã lên tiếng cảnh báo các bậc cha mẹ một số điểm cần lưu ý để tránh những tai nạn thương tâm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Hai bệnh nhi bị ngộ độc thuốc chuột là 2 chị em Nguyễn Ngọc Anh (7 tuổi) và Nguyễn Minh Huy (6 tuổi), được chuyển đến Trung tâm Cấp cứu và Chống độc (BV Nhi Trung ương) vào ngày 16/8. Theo người nhà, chiều hôm trước, bố mẹ đi vắng để 2 chị em tự chơi ở nhà. Trong lúc chơi đùa, cô chị trèo lên mái bếp thấy có 2 ống bằng thỏi bút bi. Cứ nghĩ là kẹo, 2 cháu cắt ống chia nhau mỗi chị em một tuýp mà không biết đó là thuốc chuột. Gần 30 phút sau, người nhà về thấy 2 cháu nằm trên giường trong trạng thái li bì, có một bãi nôn trớ to giữa nhà. Sau khi kiểm tra, biết con mình đã ngộ độc thuốc diệt chuột, gia đình vội vã đưa vào BV cấp cứu.

Tại BV Nhi Trung ương, các bệnh nhi được thăm khám cấp cứu, điều trị triệu chứng và làm các xét nghiệm độc chất để chẩn đoán và điều trị các biến chứng. May mắn, sau 2 ngày được chăm sóc, điều trị tích cực, sức khỏe của 2 bệnh nhi đã ổn định và có thể ra viện.

TS-BS.Lê Ngọc Duy- Phụ trách Trung tâm Cấp cứu và Chống độc (BV Nhi Trung ương) cho biết: Tai nạn ngộ độc thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi, do ở độ tuổi này trẻ thường có bản năng tò mò khám phá thế giới xung quanh, hay đưa mọi thứ vào miệng, ăn hoặc uống bất cứ thứ gì cho dù mùi vị ra sao, nhất là những thứ nhìn hấp dẫn hay mang màu sắc sặc sỡ có sẵn ở trong nhà. Vì vậy, cha mẹ cần “nằm lòng” một số nguyên tắc về quản lý hóa chất, thuốc, cây cỏ trong gia đình.

Cụ thể, cần để hóa chất xa tầm với của trẻ, không để trẻ nhìn thấy, khóa cẩn thận tất cả các ngăn, hộc trong gia đình. Để các hóa chất vào đúng đồ vật chứa đựng ban đầu của chúng, không dùng các dụng cụ chứa đựng thức ăn, đồ uống để chứa đựng hóa chất. Không để thực phẩm và hóa chất gần nhau để tránh sử dụng nhầm. Ngay sau khi dùng xong hóa chất hãy để hóa chất trở lại vị trí bảo quản an toàn ban đầu. Không cho trẻ lại gần khu vực vừa mới được phun hóa chất. Dành thời gian dạy trẻ biết về các chất độc.

Lưu ý tương tự cũng được khuyến cáo đối với các thuốc chữa bệnh, đồng thời tránh dùng thuốc trước mặt trẻ, bởi trẻ nhỏ thường bắt chước người lớn. Người lớn cũng không nên gọi thuốc là “kẹo”. Thuốc và kẹo có thể trông giống nhau và trẻ em không thể phân biệt được. Cẩn thận với cả các thuốc mà khách của bạn mang theo đến nhà mình, bởi trẻ em rất tò mò và có thể lục tìm thấy thuốc trong các túi của khách.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần biết tên các loại cây trong vườn để có thể cung cấp thông tin kịp thời cho bác sĩ trong trường hợp xấu xảy ra. Để các cây độc xa tầm tay của trẻ em. Dạy trẻ không ăn các nấm mọc trong vườn nhà, các lá hoặc quả (loại không ăn được) của các cây mọc trong vườn. Nếu động vật ăn được các lá hoặc quả đó thì cũng không nên nghĩ rằng điều đó là an toàn với người…

Theo Mộc Miên/ Baohiemxahoi.vn

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang