Phối hợp với già làng, trưởng bản vận động người dân tham gia lớp xoá mù chữ

 Để vận động người dân tham gia lớp xoá mù chữ, Trường Tiểu học & THCS 1 An Sơn đã phối hợp với già làng, trưởng bản để đi vận động.
Lớp xoá mù chữ ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh Ngô Chuyên.

Tích cực tuyên truyền

Cô Nông Thị Thuỷ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học & THCS 1 An Sơn (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) cho biết: Hiện nhà trường đang giảng dạy 1 lớp xóa mù chữ mức độ I. Thời gian học từ đầu tháng 3/2023 đến hết tháng 12/2023. Lớp có 10 học viên, chủ yếu là người dân tộc thiểu số Tày, Nùng. Học viên cao tuổi nhất 54 tuổi; học viên ít tuổi nhất 31 tuổi.

Trước đó để triển khai công tác xoá mù chữ hiệu quả, nhà trường phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng xã, già làng, trưởng bản tổ chức điều tra, rà soát người dân mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi; lập danh sách người dân cần học xóa mù chữ mức độ 1.

“Khi đã có danh sách cụ thể, chúng tôi phối hợp với Ban giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng xã trực tiếp đến gia đình gặp gỡ trao đổi, vận động người dân tham gia lớp học xoá mù chữ”, cô Nông Thị Thuỷ cho biết thêm.

Sau khi lớp đã đi vào học tập, nhà trường vẫn tiếp tục kết hợp với trưởng thôn thường xuyên tuyên truyền mục đích mở lớp học xóa mù chữ cho người dân; những lợi ích của việc biết chữ cho người dân hiểu; phân công cho giáo viên đứng lớp thường xuyên trao đổi, động viên các học viên đến lớp đầy đủ.

Học viên tham gia lớp xoá mù chữ ở huyện Văn Quan. Ảnh Ngô Chuyên.

Học viên tham gia lớp xoá mù chữ ở huyện Văn Quan. Ảnh Ngô Chuyên.

“Ban giám đốc trung tâm học tập cộng đồng xã kết hợp nhà trường lựa chọn giáo viên có tinh thần trách nhiệm tham gia dạy lớp xóa mù chữ các trường mầm non, trường Tiểu học để tham gia giảng dạy”, cô Nông Thị Thuỷ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học & THCS 1 An Sơn chia sẻ.

Không để học viên vì khó khăn mà không đến lớp

Công tác xoá mù chữ luôn được ngành Giáo dục huyện Văn Quan chú trọng. Theo đó, toàn ngành đã huy động mọi nguồn lực, tạo điều kiện tốt nhất để học viên đến lớp học tập đầy đủ.

Trong quá trình mở lớp, nhà trường luôn có sự đồng hành, quan tâm, của chính quyền địa phương. Ban giám đốc trung tâm học tập cộng đồng xã, giáo viên nhà trường có tinh thần trách nhiệm đến gia đình vận động học viên ra học.

Học viên sau một thời gian học xoá mù chữ đã biết và hiểu ra giá trị của việc biết chữ, mạnh dạn trao đổi cũng như đi học đều đặn hơn. Đặc biệt, nhiều học viên sau khi biết chữ rất vui mừng, phấn khởi, tự hào với bản thân mình khi đã có sự nỗ lực, cố gắng để biết đọc biết viết. Học viên tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, xóa bỏ mặc cảm tự ti về bản thân.

Mặc dù vậy, Trường Tiểu học & THCS 1 An Sơn cũng phải đối mặt với một số khó khăn như học viên đã lớn tuổi còn ngại ra lớp học; học viên người lao động chính của gia đình nên không có nhiều thời gian theo học; Có học viên nhà ở xa lớp (13km), việc đến lớp học còn khó khăn.

“Khó khăn khi mở lớp là không chọn được địa điểm học phù hợp gần với quãng đường đi của học viên; khó khăn về thiếu bàn ghế, bảng viết, sách giáo khoa. Nhà trường đã tham mưu với chính quyền địa phương cho mở lớp tại nhà họp thôn Quang Bí thuộc xã An Sơn, là địa điểm trung tâm gần với các học viên.

Mượn bảng viết của của văn hóa xã, bàn ghế của thôn, sách giáo khoa của học sinh lớp 1,2,3 cho học viên có đủ điều kiện học tập”, cô Nông Thị Thuỷ cho biết.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến thời điểm tháng 10/2023, tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 tuổi từ 15-60 của cả nước lần lượt là 98,55% và 96,70%. Giai đoạn 2021-2023, cả nước đã huy động được 79.280 người ra học xoá mù chữ.

Riêng 51 tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đã huy động được 53.965 người ra học (chiếm 68% trong tổng số người tham gia học xoá mù chữ của cả nước). Trong đó có 33.344 người theo học lớp xoá mù giai đoạn 1 (với 27.890 học viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 86,2%) và 21.621 người theo học lớp xoá mù chữ giai đoạn 2 (với 16.197 học viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 74,9%

Theo Báo Giáo dục và Thời đại

 

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang