Phim như đời!

(ĐHVO). Người khuyết tật không chỉ là nguồn cảm hứng của các nhà thơ, nhà văn hay người làm báo mà còn cả đối với những biên kịch, nhà sản xuất phim. Chúng ta thường thấy những kịch bản phim xoay quanh những câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn hay những tranh chấp đầy kịch tính vì nó mang tính “drama” gây tò mò cho người xem. Thế nhưng đâu đó những bộ phim về những con người khuyết tật, về những câu chuyện của cuộc đời họ lại mang lại những thành công cực lớn, để lại dư âm sâu sắc.

Thời gian vừa qua có những bộ phim xoay quanh chủ đề người khuyết tật đã thành công vang dội như: 798 Mười, Lật mặt: ba chàng khuyết,  Nắng, …

Thế nhưng trước đó từ năm 2017 đã có một bộ phim điện ảnh chính kịch tâm lý tình cảm Việt Nam ra đời. Trong đó đã khắc họa khá rõ nét sự bí bách đến mực nổi loạn của cô gái tật nguyền Ngọc Thanh Tâm (vai Chu).

Đảo của dân ngụ cư được công chiếu năm 2017 do Hồng Ánh đạo diễn và Nguyễn Quang Lập viết kịch bản. Bộ phim được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Đỗ Phước Tiến. Phim có sự tham gia diễn xuất của Phạm Hồng Phước, Ngọc Thanh Tâm, Nhan Phúc Vinh, NSƯT Ngọc Hiệp, Hoàng Phúc, Hoàng Nhân, NSƯT Hữu Châu, Phi Phụng, Lê Hiền Hạnh …….

Bộ phim được công chiếu tại Việt Nam ngày 9 tháng 6 năm 2017 và được ra mắt trước đó trong sự kiện Tuần lễ phim Việt Nam tại Madrid, Tây Ban Nha. Phim đã nhận được nhiều đề cử tại Liên hoan phim Asean năm 2017 và giành chiến thắng tại các hạng mục: Phim hay nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất và Đạo diễn hình ảnh (DOP) xuất sắc nhất.

Nội dung phim xoay quanh các mối quan hệ của các nhân vật sống chung trong một nhà hàng mang tên Đêm trắng, với mỗi nhân vật đều mang một ám ảnh nội tâm riêng. Trong đó không thể không nói tới nhân vật Chu do diễn viên Ngọc Thanh Tâm thủ vai.

Nhân vật Chu trong phim (Ảnh: Nguồn Internet)

Đó là hình ảnh một cô gái có vẻ ngoài mỏng manh, yếu đuối. Cô bị cô lập khỏi thế giới bên ngoài. Mặc dù dưới tầng 1 là quán cà ri dê vói nhiều thực khách ra vào nhưng cô chưa từng được nhìn, được xuống và sống cô lập trên tầng 2. Người đẩy cô vào cảnh đó không ai khác chính là cha đẻ của cô và đồng thời là chủ nhà hàng.

Đối với ông, Chu được sinh ra và tồn tại trong những lầm lỡ, tội lỗi mang tên “nỗi sỉ nhục lớn của dòng họ”. Mặc dù vẫn yêu thương nhưng sự yêu thương đó còn mang theo cả sự hận thù với người vợ cũ. Vì lớn lên trong sự kỳ dị đó nên nhận thức của cô không thể bình thường. Những cử động run rẩy của đôi bàn tay, ánh mắt sợ hãi, sự thảng thốt giật mình và cả gào khóc trước những trận đòn của bố ám ảnh người xem. Đó là một cuộc đời cầm tù gắn mác thương yêu.

Chu bị giam hãm trong chính thể xác của mình, trong chính căn phòng mà cô không được bước ra và trong chính hòn đảo giữa biển khơi mênh mông, rộng lớn. Cuộc đời của Chu không chỉ có tật nguyền, cô đơn. Cô còn luôn khát khao về sự tự do, được ngắm nhìn thế giới bên ngoài thanh chắn cửa sổ, hơn hết là khát vọng tình yêu và có một đứa con bé nhỏ. Cô tự tạo cho mình niềm vui bằng việc hát, trò chuyện với những con vật do bố mang về.

Bộ phim không chỉ đi sâu vào riêng nhân vật Chu của Ngọc Thanh Tâm nhưng chính sự bức bối, tù túng mà những cảnh quay mang lại càng khiến người xem cảm nhận rõ hơn nỗi đau về tinh thần của những người khuyết tật, những người không được toàn vẹn như bao người. Và trong cuộc sống cũng đâu thiếu gì những người có hoàn cảnh như Chu. Những khát vọng, mong muốn của họ liệu chúng ta đã từng để tâm? Những người như vậy chúng ta đã từng gặp và giúp đỡ?

Thông qua đó, chúng ta hãy tự nhìn lại những người khuyết tật xung quanh mình, hãy yêu thương, cởi mở hơn với họ bởi họ còn mỏng manh, dễ vỡ hơn chúng ta gấp nhiều lần.

Nguyễn Hoa

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang