Phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm

(ĐHVO). Đây là một trong các nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được đề cập trong Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/02/2023.


Phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm là gì?

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê về điều tra Quốc gia Người khuyết tật Việt Nam năm 2016, ước tính Việt Nam có khoảng 1,2 triệu trẻ em khuyết tật độ tuổi 0-17 tuổi (chiếm 3,1% trẻ trong độ tuổi này), trong đó trẻ <6 tuổi có tỷ lệ khuyết tật (chiếm 1,39% trẻ cùng độ tuổi. Loại khuyết tật phố biến ở trẻ em trong điều tra tại cộng đồng là trẻ khuyết tật về vận động chiếm 22,4% và khuyết tật về nói chiếm 21,4% tổng số trẻ khuyết tật. Nguyên nhân chính của tình trạng khuyết tật ở trẻ em là do khuyết tật bẩm sinh (chiếm 55,0%-64,6%) và do bệnh tật (chiếm 23,5%-29,1%).

Từ thực trạng nêu trên, ngày 31/1/2023 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 359/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu Hướng dẫn Phát hiện sớm – Can thiệp sớm khuyết tật trẻ em. Tài liệu đề cập, hoạt động can thiệp sớm cho trẻ có nhu cầu đặc biệt nói chung và những trẻ có rối loan trong phát triển nói riêng đã được triển khai nhân rộng ở nhiều địa phương trong cả nước với nhiều mô hình khác nhau. Trong đó mô hình can thiệp sớm tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được xem là một trong các nhiệm vụ quan trọng của trung tâm.

Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/02/2023 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, điều 2 định nghĩa về phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm như sau:

Phát hiện sớm là hoạt động nhận ra những dấu hiệu, tín hiệu về sự chậm trễ trong các lĩnh vực phát triển và các giác quan của học sinh để kịp thời can thiệp, hỗ trợ và tư vấn về phương thức giáo dục phù hợp.

Can thiệp giáo dục sớm là sự tác động sớm có chủ đích, có kế hoạch, có phương pháp của nhà giáo dục để phát huy khả năng và đáp ứng nhu cầu của trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, trẻ em khuyết tật nhằm: (i) ngăn ngừa, giảm thiểu những khó khăn do vấn đề khuyết tật gây nên; (ii) tạo ra cơ hội để trẻ em phát triển tốt nhất và không làm gián đoạn sự phát triển của trẻ em hoặc phát triển chệch hướng, giúp chuẩn bị tốt cho trẻ em vào môi trường hòa nhập.

Phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tổ chức phát hiện sớm thông qua đánh giá, phân loại nhu cầu giáo dục từ đó tư vấn hoặc đưa ra kế hoạch can thiệp giáo dục sớm. Đối tượng là trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật.

Trung tâm tổ chức can thiệp giáo dục sớm cho trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật theo kế hoạch đã được xây dựng.

Theo đó, hằng năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm trên địa bàn được giao phụ trách, trình sở giáo dục và đào tạo phê duyệt đối với Trung tâm công lập, báo cáo sở giáo dục và đào tạo đối với Trung tâm tư thục để tổ chức thực hiện.

Việc lập kế hoạch phát hiện sớm và can thiệp giáo dục sớm đối với học sinh khuyết tật sẽ do ai tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thực hiện?

Căn cứ Điểm b Khoản 4 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của Giám đốc trung tâm như sau:

“…4. Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc Trung tâm

b) Lập kế hoạch theo năm học và tổ chức thực hiện: kế hoạch hỗ trợ giáo dục hòa nhập; kế hoạch phát hiện sớm và can thiệp giáo dục sớm, phân loại nhu cầu giáo dục; kế hoạch giáo dục của Trung tâm; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện với các cấp có thẩm quyền;”

Như vậy, việc lập kế hoạch phát hiện sớm và can thiệp giáo dục sớm, phân loại nhu cầu giáo dục đối với học sinh khuyết tật sẽ do Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thực hiện.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang