Pháp luật quy định về thời giờ làm việc của người khuyết tật trong các doanh nghiệp ra sao?

Bạn đọc hỏi: Em là Trần Thị C. ở Ninh Giang, Hải Dương. Hiện em đang làm công nhân may tại doanh nghiệp tư nhân. Tòa soạn cho em hỏi, pháp luật quy định như thế nào về thời gian làm việc cho những người khuyết tật ạ? Liệu em có được làm việc như người lao động bình thường không? Em xin cảm ơn!

Luật sư Nguyễn Hồng Thái – Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp

Luật sư tư vấn:

Vấn đề bạn hỏi, Đại diện Ban Cố vấn pháp luật của Tạp chí Điện tử Đồng Hành Việt- Luật sư Nguyễn Hồng Thái thuộc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại điều 104 Bộ Luật Lao động 2012 về thời giờ làm việc bình thường như sau:

“Điều 104. Thời gian làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.

Như vậy, không còn quy định về rút ngắn thời gian làm việc cho người lao động là người tàn tật (người khuyết tật được hưởng chế độ của người tàn tật) theo như Bộ Luật lao động 1994 nữa. Điều này đúng với mục tiêu bảo đảm quyền lao động bình đẳng, người lao động là người khuyết tật có thời gian làm việc bình thường như những người lao động khác.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp sử dụng người lao động là người khuyết tật thì người sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định sau:

Điều 177. Sử dụng lao động là người khuyết tật

1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khoẻ của họ.

2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ”.

Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cũng như khả năng làm việc lâu dài của người khuyết tật, pháp luật quy định các hành vi cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật, cụ thể tại Điều 178 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

1. Sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

2. Sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.

Như vậy, người lao động là người khuyết tật bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên thì người sử dụng lao động không được phép sử dụng người này để làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm. Tức không được sử dụng người lao động làm ca đêm (từ 22h đêm tới 6h sáng).

Phạm Vân (Thực hiện)

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang