Pháp luật bảo vệ quyền lao động bình đẳng cho người khuyết tật

(ĐHVO). Pháp luật lao động đã, đang và sẽ ghi nhận hơn nữa quyền làm việc của người khuyết tật. Đây là cơ sở vững chắc, tạo hành lang pháp lý cho vấn đề giải quyết việc làm đối với người lao động khuyết tật.

Những quy định của pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật giúp cơ quan quản lý nhà nước tiến hành hoạt động pháp lý. Hiện nay nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, như: Luật người khuyết tật năm 2010; Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Việc làm; Luật Xây dựng; Luật Giao thông đường bộ; Luật Bảo hiểm y tế; Luật An toàn, vệ sinh lao động… với nhiều quy định quan trọng liên quan việc phục hồi chức năng lao động, dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, tạo việc làm, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội đối với người khuyết tật.

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Đặc biệt mới đây, ngày 11/3 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký văn kiện phê chuẩn Việt Nam gia nhập Công ước 159 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật, khẳng định mạnh mẽ cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm người lao động khuyết tật không bị phân biệt đối xử về lao động việc làm.

Theo đó, các quốc gia thành viên phải thông qua, sửa đổi hoặc bãi bỏ các điều luật, quy định và tập quán hiện hành góp phần tạo bình đẳng quyền lợi của người lao động khuyết tật. Công ước cũng đề cập đến các hoạt động và chính sách ở cấp quốc gia trong việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn, người khuyết tật vẫn khó tiếp cận vốn vay ưu đãi để học nghề hoặc mở các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ người khuyết tật sau đào tạo nghề tìm được việc làm còn thấp và chủ yếu là do họ tự tạo việc làm. Bên cạnh đó, mặc dù các quy định trong Luật người khuyết tật yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn, nhưng nhiều đơn vị, tổ chức sử dụng lao động chưa sẵn sàng nhận người khuyết tật vào làm việc…

Trên thực tế ở Việt Nam hiện nay, lực lượng lao động là người khuyết tật chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Thống kê của Ủy ban quốc gia về người khuyết tật cho thấy, đến đầu năm 2018, cả nước có khoảng tám triệu người khuyết tật từ năm tuổi trở lên, chiếm 7,8% dân số. Trong số người khuyết tật, 58% là phụ nữ, 42% là nam giới. Phần lớn người khuyết tật trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, công việc chủ yếu là phụ giúp gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp, thu nhập thấp. Khoảng 40% người khuyết tật ở độ tuổi lao động và còn khả năng lao động, trong đó, chỉ có 30% có việc làm, tạo thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Ðiều đó có nghĩa, khoảng hai triệu người khuyết tật có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động, chưa có việc làm.

Chính vì vậy, việc gia nhập và thực hiện Công ước 159 sẽ là một bước tiến mới trong việc cải thiện khung pháp lý hiện tại của Việt Nam nhằm hỗ trợ người khuyết tật, góp phần tiếp tục hoàn thiện chính sách và thể chế của thị trường lao động theo hướng hiện đại, phù hợp các tiêu chuẩn lao động quốc tế, bảo đảm quyền của các nhóm yếu thế trong thị trường lao động.

Để đạt được mục tiêu trên, điều tiên quyết cần thay đổi chính là nhận thức về vai trò tích cực của người lao động khuyết tật trong xã hội và là lực lượng lao động tiềm năng. Việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật không còn là nhân đạo, từ thiện nữa mà là đáp ứng nhu cầu chính đáng và bảo đảm quyền được làm việc và được ghi nhận của họ.

Vương Toàn

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang