Phạm Sỹ Long – Chàng trai khuyết tật đã viết lên câu chuyện cổ tích của cuộc đời mình

(ĐHVO).Trong cuộc sống có những điều tưởng chừng rất bình thường giản đơn đối với nhiều người, nhưng nó lại là cả một quá trình, một sự nỗ lực không ngừng nghỉ đối với người kia. Trong số đó, câu chuyện của chàng trai Phạm Sỹ Long đã “truyền lửa” về nghị lực sống khiến bao người xúc động. Vượt lên trên số phận, anh đã làm được điều mà không phải người bình thường nào cũng làm được.


Ảnh nhân vật cung cấp

Số phận cuộc đời

Phạm Sỹ Long sinh năm 1988 tại xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là con trai duy nhất trong gia đình có 5 chị em. Cũng như bao người khác, tuổi ấu thơ của Phạm Sỹ Long đã trôi qua êm ả cùng với bao ước vọng hồn nhiên, trong trẻo, thế nhưng sự oan nghiệt của số phận đã cướp đi tất cả. Trong một chiều tháng 9/2003, Long đi chăn trâu giúp gia đình cùng lũ trẻ trong làng trèo lên cây phi lao chơi, không may bị tuột chân rơi từ trên cây xuống đất bị gãy 2 đốt cổ đèn. Vì tình trạng quá nghiêm trọng và y học thời đó chưa đủ phát triển để có thể chữa trị được. Từ đó Long bị liệt hoàn toàn nằm bất động một chỗ thậm chí không tự vệ sinh bản thân được.

Mười mấy năm qua, Long phải nằm liệt một chỗ, không làm được gì, mọi sinh hoạt của Long đều phải nhờ người thân giúp đỡ. Những ước mơ, hoài bão cũng bị dập tắt từ đó, thay vào đó là bao nhiêu nỗi khó khăn, vất vả, là những cay đắng, tủi nhục và nỗi đau đớn kinh khủng cả thể xác lẫn tâm hồn. Chuỗi ngày đằng đẵng chỉ biết tủi cực, đau khổ cho cơ thể đã thôi thúc Long muốn làm một việc gì đó có ích.

Quyết không đầu hàng số phận

Dường như khó khăn, thử thách của cuộc sống càng rèn nên một Sỹ Long mạnh mẽ của ngày hôm nay. Anh đã và đang sống từng ngày rất ý nghĩa bằng chính nghị lực và ý chí của bản thân. Bị liệt toàn thân, tưởng chừng đã kết thúc cuộc đời, nhưng không, Long đã làm thơ, vẽ tranh… bằng miệng.  Long đã dùng miệng ngậm bút rồi dùng hai hàm răng nghiến chặt bút và đưa từng nét chữ tròn trĩnh, đẹp đẽ.  Nhiều khi miệng đau, mắt hoa, cổ mỏi rã rời nhưng vẫn cố tập, sau một thời gian dài luyện tập Long đã vượt lên được khó khăn.

Thấy những dòng chữ dần gọn gàng, sạch sẽ trên nền giấy trắng, con mình thành công vượt lên ý chí đã khiến cõi lòng người mẹ đau khổ như ấm lại. Nhờ có ý chí, nỗ lực của bản thân và những lời động viên, sự giúp đỡ của bạn bè xung quanh xóm, cuối cùng Long đã có thể viết tốt. Cứ thế hạnh phúc lóe lên dần với Long được khỏa lấp dần nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, và công sáng tác thơ, vẽ tranh và sáng tác nhạc bắt đầu. Đó là động lực giúp anh tiếp tục muốn sống, muốn viết.

Từ khi Long viết được nhiều tập thơ tình yêu, vẽ nhiều bức tranh thấy anh phấn khởi hơn, không bi quan với cuộc sống bệnh tật đau đớn như trước nữa. Rất nhiều người ghé đến nhà thăm hỏi động viên ngưỡng mộ ý chí của anh. Ai cũng nể phục hình ảnh chàng trai bị bại liệt nằm trên giường với những nét bút bằng miệng tinh tế, tròn trịa mà chưa hẳn người bình thường đã làm được.

 



Ảnh nhân vật cung cấp

Tàn nhưng quyết không phế

Tính đến nay, anh đã sáng tác được hơn 364 bài thơ về tình yêu, cuộc sống và con người. Chủ yếu nội dung thơ ca xoay quanh cuộc sống, cảm xúc của anh, tuy có những bài chưa hay, chưa có vần điệu nhưng nó đến từ chính trái tim, tâm hồn của người nghệ sĩ. Những vần thơ mộc mạc, thấm đậm ý nghĩa cuộc sống hiện tại thể hiện rõ nghị lực, khát khao được sống, được cống hiến của anh.

Không chỉ sáng tác thơ ca, anh còn có những buổi truyền cảm hứng qua các diễn đàn, các trang mạng. Các buổi giảng dạy truyền cảm hứng trong khóa học “Thức Tỉnh Giọng Nói Bên Trong Bạn” với sự trợ giúp từ các cô con gái “con nuôi” của anh, những người đồng hành cùng Phạm Sỹ Long đã tạo động lực, giúp nhiều người tự tin nói trước công chúng.

Là một người khuyết thiếu vận động nhưng ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống đã giúp Long tìm được nhiều ý nghĩa của cuộc đời. Nhiệt huyết sống, niềm tin vào sức mạnh của bản thân, mong muốn được làm điều gì đó để phụng sự cho xã hội đã luôn thôi thúc Phạm Sỹ Long sống một cuộc đời đầy ý nghĩa. “Thức Tỉnh Giọng Nói Bên Trong Bạn” đã đi qua được bốn khóa, và mỗi buổi học được diễn ra đều đặn, chuyên nghiệp với sự nhiệt tâm của anh Long và các con. Những người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn như anh Long và các con thì đều hoàn toàn được miễn phí. Tấm lòng cho đi của anh Long và các con đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ các học viên.

Về những dự định trong tương lai, Phạm Sỹ Long muốn hiến đầu cho nền y học nước nhà. Với hi vọng khát khao được sống bình thường một lần nữa anh đã đăng kí tham gia ghép đầu. Anh cho biết đó là một quyết định đầy rủi ro trong quá trình phẫu thuật, khả năng tôi sẽ chết là rất cao. Nhưng thiết nghĩ nếu ai cũng sợ, cũng muốn để người khác làm trước, thành công rồi mình mới làm thì sẽ chẳng bao giờ biết được kết quả có thành công không. Thay vì cứ chết dần, chết mòn theo năm tháng thì anh muốn được cống hiến cuộc đời mình cho y học nước nhà.

Huyền Trang

 


Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang