Phải chăng nét chữ nói lên nết người?

(ĐHVO). Từ bao lâu nay câu “nét chữ, nết người” đã dần trở nên quen thuộc đối với người dân Việt. Phải chăng khi nhìn vào nét chữ của một người ta đoán được ra tính cách của họ?

Từ xưa khi nước ta còn sử dụng chữ Nôm là chữ quốc ngữ, chữ viết không chỉ đơn thuần là công cụ để biểu đạt ý nghĩ, lời nói của con người lên mặt giấy mà còn là tấm gương phản ánh tính cách của người viết chữ. Người xưa luôn đánh giá rất cao về “nét chữ” của một người. Dương Hùng – nhà văn học triết học thời Tây Hán đã nói rằng: “Chữ cũng là tâm người viết. Tâm vẽ ra hình mà có thể phân biệt được người chính hay tà”. Điều này có lẽ là vì vào thời đó, người ta đã coi luyện chữ là một cách để rèn tâm. Chính vì vậy nên chữ viết mới thể hiện tâm tính của người viết. Chính vì quan niệm tính cách được thể hiện qua nét chữ mà thời xưa học trò khi đi học được đặc biệt chú trọng đến việc rèn chữ. Không chỉ vậy, các danh sĩ thời xưa thường phải đi liền với chữ viết. Người có hùng tâm thì nét chữ phải cứng cỏi. Người nhiều mơ mộng thì nét chữ yểu điệu, bay bổng. Nét chữ được viết dứt khoát, nhiều mà không loạn, ít mà không thưa thể hiện con người trầm tính, điềm đạm. Mỗi một thanh chữ đều ẩn chứa những tính cách và cảm xúc khác nhau.


Nét chữ, nết người ( Ảnh nguồn internet)

Việc đoán tính cách của con người thông qua chữ viết tay còn trở thành một bộ môn khoa học gọi là “Thư bút học” bên cạnh đó, ở phương Tây còn xuất hiện các nhà tâm lý học bút kí, tập trung vào việc phân tích nét bút để đọc được tâm lý của người viết. Trong nghiên cứu bút tích học, mối tương quan giữa chữ viết và tính cách con người được chia ra thành 7 loại phận lớn là lực nén của nét chữ, phương thức kết cấu chữ, kích cỡ nét chữ, trình độ bút pháp, phương chữ và hàng chữ, tốc độ viết chữ và bố cục của một bài viết.

Lực nén của nét chữ phản ánh năng lượng thân thể và tinh thần của người viết. Phương thức kết cấu chữ viết đại biểu thái độ của người viết đối diện với thế giới bên ngoài. Nét chữ to nhỏ là phản ánh ý thức của bản thân. Ngay cả trình độ bút pháp cũng phản ánh tính hài hòa của tư duy và hành vi. Phương hướng chữ và hàng chữ là phản ánh tính tự chủ của con người và quan hệ xã hội. Sự nhanh chậm của tốc độ viết và sự hiểu biết của con người có quan hệ với nhau. Bố cục của toàn bộ bài viết phản ánh thái độ và phương thức nắm bắt của người viết đối với thế giới bên ngoài. Ví dụ như người viết chữ lớn thường là người thẳng thắn, dễ gần. Người có khoảng cách chữ viết rộng là người phóng khoáng, yêu thích sự tự do.

Tuy nhiên, ở thời hiện đại việc dùng nét chữ để đánh giá một con người trong nhiều trường hợp đã không còn chính xác. Bởi lẽ, giáo viên thường là những người có chữ viết đẹp nhưng không phải ai cũng có nhân cách đẹp. Hay bác sĩ vốn nổi tiếng là “chữ xấu” nhưng lại không phải những kẻ cẩu thả. Nguyên nhân của điều này là do xã hội ngày càng phát triển, chữ viết ngàng càng phụ thuộc nhiều vào ngành nghề, công việc của họ. Nghề giáo, đặc biệt là giáo viên tiểu học, thường viết chữ đẹp bởi họ là những người trực tiếp rèn cho học sinh từ nét chữ đầu tiên. Còn nghề y hay các bác sĩ, “chữ xấu” là do họ không đủ thời gian để “nắn nót” cho từng chữ viết khi kê đơn bởi số lượng bệnh nhân của họ quá lớn. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều “lò” luyện chữ đẹp được mở ra và có số lượng học viện vô cùng lớn. Sau khi học xong các khóa học luyện chữ này, thường các học viên sẽ có cách viết và nét chữ giống nhau, khó có thể dựa vào đó để đoán tính cách.

Mặc dù vậy, ta vẫn không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng của tính cách con người đến việc viết chữ và chữ viết của họ. Vì thế nên chữ viết vẫn có vai trò phần nào phản ánh tính cách, nội tâm của con người. “Nét chữ, nết người” vẫn là câu nói đúng kể cả trong thời hiện đại.

Nguyệt Nguyễn

Bài viết liên quan

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Picture2

Mô hình hợp tác xã với sự tham gia và hỗ trợ người khuyết tật

Picture1

Vai trò và tầm quan trọng của thông tin số liệu về người khuyết tật

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang