Ông chủ khuyết tật và hành trình vượt lên chính mình, thay đổi số phận

“Hành trình vượt lên chính mình” là câu chuyện về cuộc đời và nghị lực sống của anh Nguyễn Trung Hậu. Sinh ra và lớn lên ở Củ Chi (TP.HCM), lên 5 tuổi, một cơn sốt bại liệt đã khiến anh Hậu từ một cậu bé khỏe mạnh, hoạt bát phải ngồi xe lăn. Luôn tin rằng “học để thay đổi số phận”, anh Hậu đã nỗ lực thi đỗ vào đại học. Với nghị lực phi thường, anh Nguyễn Trung Hậu đã trở thành giám đốc điều hành của một công ty chuyên sản xuất cà phê.

Vốn là một cậu bé mạnh khỏe, anh Hậu và gia đình bất ngờ phải đối mặt với nghịch cảnh trớ trêu. Nhớ lại những năm tháng đó, anh tâm sự: “Tôi từng mất ba tháng chỉ để viết được tên của mình là Hậu. Sau khi sốt bại liệt, tay tôi không có cảm giác cầm nắm. Vì vậy, để giữ được nét chữ trọn vẹn là điều rất khó. Với sự kiên trì của bản thân và sự tận tụy của mẹ, thành quả cuối cùng cũng đến”.

Khó khăn tiếp tục thử thách chàng trai ngoan ngoãn, chăm chỉ ấy trong những ngày đầu cắp sách đến trường. Anh Hậu kể lại: “Ngày đầu tiên đến trường là một thử thách rất lớn với bản thân tôi. Tất nhiên, tôi là người khác biệt vì khuyết tật. Và việc đầu tiên tôi nhận thấy là rất nhiều ánh mắt nhìn tôi. Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ, xấu hổ đến cùng cực và chỉ muốn đi về. Đó là một thử thách rất lớn trong cuộc đời của tôi”.

Vượt qua tất cả bằng nghị lực và ý chí của mình, cậu bé Nguyễn Trung Hậu ngày đêm chăm chỉ học tập và đạt được nhiều thành tích cao trong học tập. Anh xuất sắc thi đậu vào trường cấp 3 chuyên mà nhiều học sinh luôn ước mơ.

Anh Nguyễn Trung Hậu luôn vượt lên chính mình.

Anh Nguyễn Trung Hậu luôn vượt lên chính mình.

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm sức khỏe của anh bị ảnh hưởng. Thể trạng của Hậu không cho phép anh ngồi học ở cường độ cao. Khó khăn chồng chất khó khăn, cậu học sinh ngoan ngoãn ấy thậm chí còn có ý định tự tử. “Năm lớp 10, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và muốn từ bỏ luôn cuộc sống này. Cô giáo chủ nhiệm của tôi biết được và đến động viên, an ủi. Cô đưa cho tôi quyển sách “Tin vào chính mình” và nói rằng: “Con sẽ làm được”, anh Hậu xúc động kể lại.

Sự ân cần, thấu hiểu và sẻ chia của cô giáo giúp cho anh Nguyễn Trung Hậu vực dậy được tinh thần và có động lực, mục tiêu hơn trong cuộc sống. Anh cũng từ bỏ được những thói quen xấu mà bạn bè hay rủ rê thời điểm đó như: rong chơi, cờ bạc, rượu chè,…

Sau đó, anh dành thời gian nhiều hơn cho việc đọc sách. Cũng trong giai đoạn này, anh Hậu được gia đình cho tiếp xúc với máy vi tính. Quen biết một người bạn tên Khánh Uyên thông qua mạng xã hội, cả hai thường xuyên tâm sự và chia sẻ với nhau về sở thích văn chương.

Người bạn ấy còn chủ động tài trợ cho anh Hậu một khóa học tiếng Anh dù đang còn là sinh viên. Khi bước vào trung tâm Anh ngữ, anh nhận ra rằng đây mới thực sự là môi trường mà mình mong muốn. Từ đó, anh Hậu sống một cuộc đời rất khác khi đã tìm thấy được đam mê, sở thích của mình. Bên cạnh anh còn có một người bạn tri kỉ sẵn sàng tâm sự, sẻ chia mọi vấn đề trong cuộc sống.

Chàng trai khuyết tật dứt áo ra đi, để lại tâm thư ai nghe cũng chua xót.

Chàng trai khuyết tật dứt áo ra đi, để lại “tâm thư” ai nghe cũng chua xót.

Sau khi có được nhiều kiến thức, anh Hậu trở thành thợ sửa máy vi tính bằng chính sự tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi của mình. Thế nhưng, anh cảm thấy vô cùng tổn thương khi nghe người khác nói rằng cuối cùng, anh cũng chỉ là một người “cài win dạo”.

Với những hoài bão và ước mơ luôn ấp ủ trong con người mình, anh Hậu quyết định lên Đà Lạt tìm cho mình một hướng đi mới. Mặc cho mẹ ra sức khuyên ngăn, anh Hậu vẫn kiên quyết giữ vững lập trường. Anh bỏ nhà ra đi và để lại bức “tâm thư”: “Nếu thành công, nhất định con sẽ trở về. Nếu thất bại, mẹ hãy xem như con đã mất”.

Anh Hậu bày tỏ: “Tôi đi trong một tâm thế không biết rằng Đà Lạt có gì đang chờ đón mình. Tôi đi trong một tâm thế rằng bản thân mình phải được xã hội công nhận. Tôi phải làm một điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc đời. Xã hội này, cuộc sống này không ai phải có trách nhiệm yêu thương mình. Khi tự bước chân ra đi làm, bản thân mình phải biết tự lập. Có những điều không như ý, có những ngày mọi thứ đẩy cảm xúc mình đi đến cùng cực, bản thân mình phải biết trung tính và quyết liệt. Sau hai năm, tôi thấy mình đi làm công đủ rồi vì đã nếm trải được nhiều mật ngọt và cay đắng. Vì vậy, tôi muốn về và kiến tạo ra một giá trị riêng cho mình. Cuối cùng, tôi đã làm ra được thương hiệu Ngồi Café”.

Theo Báo điện tử Dân sinh

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang