Nuôi chó mèo trong chung cư – vấn đề nhức nhối!

(DHVO). “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo” – con chó là người bạn trung thành, người bạn tốt nhất của con người từ xưa đến nay. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa như hiện nay thì việc nuôi chó nói riêng và nuôi thú cưng nói chung trở thành vấn đề nhức nhối, gây tranh cãi, đặc biệt là nuôi trong chung cư.

Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Nếu ai cũng có ý thức trong vấn đề nuôi chó thì việc nuôi chó sẽ không phải là vấn đề tranh cãi. Tuy nhiên, nhiều người nuôi chó hiện tại không có ý thức trong việc nuôi chó, đơn cử: Có nhà nuôi chó mà chỉ cần đi ngang qua thôi là mọi người có thể ngửi thấy mùi hôi thối bốc lên nồng nặc; hay nhiều nhà nuôi chó mà để mặc chúng tự do phóng uế, tự do chạy nhảy cắn người lung tung,… Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ rất nhiều vụ chó cắn người và gây ra những tai nạn thương tâm trên cả nước trong thời gian vừa qua.

Ngày 15/02/2016, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 02/2016/TT-BXD ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 02/04/2016, nội dung thông tư quy định rõ ràng về việc cấm chăn, thả, nuôi gia súc, gia cầm trong nhà chung cư. Tuy nhiên, thế nào là gia súc, gia cầm thì vẫn chưa được định nghĩa rõ ràng do đó, rất nhiều người vẫn tiếp tục nuôi chó trong nhà chung cư.

Chính vì vậy, nhiều chung cư thậm chí còn ban hành ra những nội quy, quy chế riêng về vấn đề nuôi chó. Tuy nhiên, nhận lại vẫn là sự phản đối quyết liệt của các cư dân.

Ngày 19/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Chăn nuôi, mặc dù ngày 01/01/2020 vừa qua luật mới có hiệu lực pháp luật tuy nhiên những khái niệm trên đã được quy định rõ ràng. Theo đó, gia súc được định nghĩa là “các loài động vật có vú, có 4 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi”. Với định nghĩa này thì rõ ràng việc nuôi chó trong chung cư đã chính thức bị cấm.

Tuy nhiên, quy định về việc xử phạt hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Hiện tại, pháp luật mới chỉ quy định về việc xử lý vi phạm hành chính khi nuôi chó mèo mà không giữ gìn vệ sinh chung theo quy định tại Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Thiết nghĩ, khi pháp luật đã có quy định cấm thì các nhà làm luật cũng cần phải có những chế tài để xử lý vi phạm để quy định được đảm  bảo thực thi.

Thu Hà

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang