Nữ thương binh – tàn mà không phế

(ĐHVO) Cống hiến tuổi thanh xuân cho độc lập dân tộc, trở về với đời thường những cựu chiến binh vẫn tiếp tục phát huy truyền thống và những phẩm chất tốt đẹp của người lính cụ Hồ, tích cực tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình cách mạng. Năm 1965, lúc tròn 19 tuổi, người con gái Võ Thị Chức cũng tiếp bước cha, anh trở thành chiến sĩ xung phong tham gia vào lực lượng du kích mật tại địa phương. Ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, mang thương tật 45%, bà Chức trở về mảnh đất gia đình bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Giờ đây, những lúc “trái gió, trở trời”, vết thương thường hay tái phát, đau nhức cả người, thế nhưng tôi vẫn cảm thấy mình rất may mắn vì còn sống, còn khỏe và có được gia đình hạnh phúc so với nhiều đồng đội khác. Trong cuộc sống, chúng ta đôi lúc sẽ gặp khó khăn, thất bại. Song, tất cả đều không quan trọng, cái quan trọng là chúng ta phải vượt qua khó khăn, đứng dậy để làm lại từ đầu.

Nhờ khoản trợ cấp thương binh của Nhà nước, bà Chức mở một tiệm tạp hóa nhỏ, buôn bán kiếm sống. Giỏi chắt chiu, tích góp đến nay tiệm tạp hoá của bà đã trở thành cửa hàng tạp hóa lớn nhất nhì ở xã, kinh doanh buôn bán đầy đủ các mặt hàng tiêu dùng với giá sỉ, thu nhập mỗi tháng hàng chục triệu đồng.

 

(

Nữ thương binh -ảnh minh họa ( nguồn internet)

Khi kinh tế gia đình bắt đầu ổn định, bà Chức lại dồn tâm sức vào giúp đỡ cho những mảnh đời cơ cực. “Mình may mắn hơn các anh em đã nằm xuống trong chiến tranh, được sống trong hòa bình hôm nay, mình phải sống có trách nhiệm sẻ chia với những người bất hạnh hơn, giúp được cái gì thì mình giúp”, bà Chức tâm sự.

Từ nguồn lợi nhuận kinh doanh tạp hóa, bà nhận đỡ đầu cho những hoàn cảnh khó khăn ở xung quanh. Hơn 10 năm qua, bà đã nhận đỡ đầu và trợ cấp tiền hàng tháng cho 05 người già neo đơn, trẻ mồ côi (mỗi người 300 nghìn đồng/tháng) và trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học trong vùng. Ngoài ra, cửa hàng tạp hóa của bà bà Chức còn là một địa chỉ nhân đạo, kết nối những người thiện nguyện khi thùng tiền từ thiện của Hội Chữ Thập đỏ xã được đặt tại đây. Từ nguồn đóng góp của gia đình bà Chức và khách hàng, mỗi tháng Hội Chữ Thập đỏ lại có thêm một nguồn để hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.

“Thương binh tàn nhưng không phế”, lời Bác Hồ dạy năm xưa đã và đang tiếp thêm sức mạnh cho hàng ngàn thương, bệnh binh vượt lên hoàn cảnh, trở thành người sống khỏe, sống có ích cho xã hội. Thời chiến, họ là những người anh hùng chiến đấu hết mình để bảo vệ Tổ quốc. Trong thời bình, trở về quê hương, họ tiếp tục phát huy phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ, hăng say lao động, làm kinh tế giỏi từ chính đôi tay, đôi chân không còn nguyên vẹn của mình. Những thương binh tàn nhưng không phế đó đã trở thành tấm gương sáng cho mọi người dân noi theo và học tập.

Thật đáng quý và trân trọng bởi những con người ấy không chỉ góp công lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc mà còn tiếp tục cống hiến công sức trí tuệ của mình cho sự phát triển của quê hương đất nước, họ xứng đáng là những hình ảnh mẫu mực cho các thế hệ con cháu noi theo./.

Phương Nam

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang