Nữ nghệ nhân khuyết tật với bàn tay khéo léo

Làng thêu ở xã Quất Động không chỉ nổi tiếng ở huyện Thường Tín mà còn có tiếng ở cả tỉnh Hà Đông xưa. Đó cũng chính là quê hương của nữ nghệ nhân tật nguyền Hoàng Thị Khương.

Cơ sở thêu mỹ nghệ Hoàng Thị Khương nằm ở xóm 1, đội 5, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông xưa (nay thuộc Hà Nội). Chị Khương bị liệt sau một trận sốt nặng vào năm 1965, khi chị vừa được ba tháng tuổi. Chạy chữa khỏi bệnh thì chân phải vừa bị teo ngắn hơn chân trái đeo đẳng đến tận bây giờ. Vì vậy, chị đi lại gặp muôn vàn khó khăn. Không chịu khuất phục trước số phận, dù bị liệt nhưng chị lại có trí thông minh và hai bàn tay khéo léo. Từ 6 tuổi, chị đã được mẹ dạy thêu và thành nghề. Sinh sống bằng nghề thêu do khách đặt, đến năm 1996, chị bắt đầu đi vào sáng tác tranh thêu nghệ thuật.

Chị Khương đang chăm chú hoàn thành tác phẩm thêu tay của mình

Mặc dù bị hạn chế trong việc đi lại, không thể đi đến những địa danh du lịch nổi tiếng như người bình thường, nhiều tác phẩm của chị ra đời bằng tự tưởng tượng, suy nghĩ của mình. Bản thân chị cũng tự học hỏi và tiếp cận với internet để trao đổi thông tin mà nhiều người khỏe mạnh cùng lứa tuổi, cùng quê không làm được. Năm 2015, chị được TP. Hà Nội tặng danh hiệu nghệ nhân. Chị còn có nhiều tác  phẩm khác được giải thưởng và bằng khen nhưng chị không bán ra những tác phẩm đó.

Trong năm 2019, chị đã đạt được giải Nhì với tác phẩm tranh thêu “Hồn quê” tại cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công nghệ mỹ thuật Hà Nội và thật vinh dự khi chị được tham dự cuộc hội thảo quốc tế về nghệ thuật hòa nhập có tên Sambhav 2019 dành cho người khuyết tật được tổ chức tại Thủ đô Niu Đê – li (Ấn Độ), và mang theo một số tác phẩm tiêu biểu của mình giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Chị Hoàng Thị Khương  nhận Giải thưởng ở Ấn Độ.

Cơ sở dạy nghề của chị đã đào tạo cho hơn 500 người trong thôn và trẻ em ở các nơi khác như Hà Nội, Hà Giang, Hà Tĩnh,… Là một con người biết vượt qua chính mình, cảm thông và giúp đỡ với người khuyết tật, chị được bầu làm Chủ tịch Hội người khuyết tật huyện Thường Tín năm 2016. Mong ước lớn nhất của chị là được tổ chức một cuộc triển lãm tác phẩm tranh thêu tại trung tâm Hà Nội.

Một số tác phẩm của chị Hoàng Thị Khương:

Tác phẩm ”Hương cúc”


Tác phẩm ”Thuận buồm xuôi gió”.

Tác phẩm ”Vinh quy bái Tổ”

Quỳnh Chi

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang