Nữ bác sĩ dành cả cuộc đời cho trẻ em dị tật

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Điểu – người thành lập ra cơ sở phục hồi chức năng và hỗ trợ điều trị miễn phí cho trẻ em bại não đã vinh dự được nhận giải ở hạng mục Sống đẹp trong Lễ trao Giải thưởng KOVA lần thứ 17 năm 2019.

Nói về lý do ra đời Cơ sở phục hồi chức năng của mình, bác sĩ Nguyễn Ngọc Điểu (nay đã 77 tuổi) chia sẻ rằng sau khi về hưu năm 2004, bà luôn trăn trở với hình ảnh những đứa trẻ liệt tứ chi, cơ thể co cứng, liệt một tay, một chân, tổn thương vận động, ngôn ngữ và trí tuệ chậm phát triển,… trở thành gánh nặng cho gia đình. Vì vậy, bà đã quyết định đem toàn bộ tiền dành dụm của mình để lập nên một nơi để giúp các em không được may mắn đó phục hồi chức năng. Cơ sở đó nằm ở số 54, Trần Phú, P.4, TP. Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long.

Sự ra đời của cơ sở phục hồi chức năng trẻ bại não Ngọc Điểu với mục đích tổ chức khám, tư vấn, chăm sóc và tập vật lý trị liệu miễn phí cho trẻ khuyết tật; bại não, giúp các em phục hồi sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thời gian đầu mới được thành lập, còn nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ thứ nên mỗi ngày chỉ hỗ trợ được cho 5-10 người. Dần dần, khi cơ sở đi vào hoạt động có hiệu quả hơn, quy mô được mở rộng và nhiều tổ chức, cá nhân đã tìm đến để đóng góp, hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và kinh phí hoạt động. Và đến thời điểm này, cơ sở về cơ bản đã được hoạt động ổn định, tiếp nhận và hỗ trợ điều trị miễn phí cho gần 7.000 người; trong đó có hơn 5.000 trẻ bại não, nhiễm chất độc da cam/dioxin và gần 1.000 người lớn.

Chứng kiến sự phát triển từng ngày của những đứa trẻ, phục hồi trí não, tứ chi vận động, đó chính là niềm hạnh phúc, niềm vui tràn ngập lên cuộc sống của bác sĩ Điểu.

 

Ở tuổi 77 nhưng bác sĩ Điểu vẫn miệt mài chữa bệnh miễn phí cho trẻ em bị dị tật /// Xuân Phúc

Bác sĩ Điểu đang miệt mài chưa bệnh cho trẻ khuyết tật

 

Chị Phạm Huỳnh Như (28 tuổi) đưa con bị bại não từ H.Châu Thành (Đồng Tháp) đến chữa trị chia sẻ lại rằng: “Tôi đưa con đến đây điều trị được 4 năm rồi. Lúc sinh ra, bé bị bệnh nên đến 4 tuổi mà không biết làm gì hết, gia đình đưa chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi. May sao có người quen chỉ đến đây, con tôi được BS Điểu điều trị không lấy tiền và xem như con cháu. Đến giờ bé lật được, ngồi được, phục hồi nhiều lắm”.

Sống một mình và dành toàn bộ cuộc đời cứu chữa trẻ dị tật, bại não, bác sĩ Nguyễn Ngọc Điểu coi những bệnh nhân nhi như con cháu của mình, Dành hết tình thương, thời gian và sức lực của mình để các cháu có thể vươn lên trong cuộc sống. Mọi người đều gọi bà bằng một cái tên rất thân thương, đó chính là bà ngoại. Mong muốn lớn nhất của bà lúc này đó chính là có thêm điều kiện nâng cấp cơ sở, đầu tư thêm công cụ, dụng cụ hỗ trợ tập vật lý trị liệu để có thể chăm sóc ngày một tốt hơn cho các cháu, hỗ trợ phần nào đó cho những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đem đến niềm vui cho các em và xoa dịu đi một phần nỗi đau của gia đỉnh. Bác sĩ Điểu hi vọng rằng có thể góp một phần nhỏ công sức của mình để giảm đi những gánh nặng cho xã hội.

Quỳnh Chi (T.H)

.

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang