Nỗi lòng người khuyết tật khi Tết đến, Xuân về

(ĐHVO). Tết đến, Xuân về, dường như người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn lại yếu lòng hơn với những nỗi niềm, cảm xúc khó tả.

Hôm nay cũng đã là 26 tháng Chạp, còn không đầy 4 ngày nữa là tới thời khắc chuyển mình của năm Canh Tý. Ngoài đường mai, đào đã nở, quất đã bừng rộ sắc vàng. hắp nơi mọi người đang hân hoan đón tết, đường phố dường như tấp nập hơn với cảnh người người chen nhau sắm tết, trẻ nhỏ hào hứng chạy tung tăng khoe những bộ quần áo đẹp mới được bố mẹ mua.

Thế nhưng, đâu đó một người đàn ông mù vẫn ngồi lặng thinh, ủ rũ trên chiếc chiếu rách dưới nền đất mấp mô, giá lạnh; một em bé khuyết tật thiếu tình thương yêu đang hướng đôi mắt về phía xa xăm như ngóng đợi điều gì đó… Dường như, tết chưa đến với những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, thiếu may mắn ấy và khắc lên cuộc đời ấy là nỗi niềm, cảm xúc khó tả, chất chứa sự chạnh lòng.

Một mùa xuân nữa lại về, nỗi buồn lại hiện trên gương mặt, bờ vai của những người khuyết tật nghèo. Giống như mọi người, họ cũng mong sao ngày tết được sum vầy, no đủ, được giao lưu, gắn kết với mọi người, thế nhưng gia cảnh không cho phép, ước mơ nhỏ nhoi cũng bị cuốn theo.

Ở các nẻo đường phố đô thị, người khuyết tật nghèo vẫn ngồi co ro, chống nạng bán từng gói tăm bông, cái bấm cho người đi đường. Những đứa trẻ không được xúng xính tung tăng với những bộ quần áo mới, vui cười trong vòng tay cha mẹ mà cũng rong ruổi khắp hàng quán, vỉa hè bán chai nước, tuýp kẹo nhỏ,…

Nguồn ảnh: Sưu tầm (Chỉ có tính chất minh họa)

Hay khi trời ngả tối, đèn đường đã bật sáng, dòng người hối hả trở về nhà, quây quần bên mâm cơm ấm cúng những ngày cuối năm thì những “show” ca hát ngoài trời của những người khuyết tật, tổ chức nhân đạo vẫn được tổ chức. Mỗi lần các giọng ca cất lên rất hiếm người đi đường dừng lại để nghe nhưng “ca sĩ” vẫn cố gắng biểu diễn, vấn hát hết lòng mình miệt mài gom góp những tấm lòng hảo tâm của người qua đường. Họ tranh thủ những ngày cuối năm bởi với họ, tết đến là có bao nỗi lo, mưu sinh,…

Nguồn ảnh: Sưu tầm (Chỉ có tính chất minh họa)

Thật thương cảm những mảnh đời không may mắn sinh ra đã khuyết tật còn bị cuốn theo gánh nặng cơm áo, gạo tiền đặc biệt dịp cuối năm. Nhân dịp năm mới Canh Tý 2020, Ông Nguyễn Hồng Thái – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Đồng Hành Việt chia sẻ: “Năm qua, tuy đã có những đóng góp, chia sẻ cùng người khuyết tật tại các tỉnh Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang nhưng tôi mong rằng, năm Canh Tý mới đây sẽ nhiều hoạt động ý nghĩa hơn nữa, cùng chung tay chia sẻ, đồng cảm với người khuyết tật, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách để người khuyết tật và trẻ mồ côi có thêm niềm vui, niềm tin và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống”.

Chúng ta cùng hy vọng năm cũ đã qua, năm mới sắp tới, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em mồ côi trên toàn Việt Nam có sức khỏe, nghị lực để chiến thắng số phận, vượt qua cái nghèo với niềm tin tươi sáng về cuộc sống mới.

Phạm Vân

 

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang