Nỗi lo mưu sinh của người khuyết tật trong đại dịch COVID-19

(ĐHVO) Bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 2019 tại Vũ Hán – Trung Quốc, đến nay, COVID-19 đã nhanh chóng lây lan ra toàn cầu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới sức khỏe, tính mạng mà còn gây ra khủng khoảng lớn về kinh tế. Trong đó, người chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là những người khuyết tật.

Kể từ thời điểm bùng phát dịch bệnh cho đến nay, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể ngày càng tăng. Vấn đề này kéo theo sự gia tăng tỷ lệ người thất nghiệp trong xã hội. Theo thống kế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho đến hết tháng 03/2020, tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là: 1.316 doanh nghiệp và tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là: 2.452 doanh nghiệp. Theo Tuổi Trẻ Online “thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đã có tới 153.000 người mất việc hoặc xin nộp hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp”.

Những người bình thường, khỏe mạnh khi thất nghiệp do dịch bệnh họ có thể cố gắng xoay xở để đảm bảo được cuộc sống của mình. Tuy nhiên, đối với người khuyết tật thì lại khác. Bình thường, việc mưu sinh đối với họ vốn đã rất khó khăn. Công việc thường ngày của người khuyết tật là các công việc tay chân vất vả mà thu nhập cũng không cao như: công nhân may, làm đồ thủ công, handmade, làm tăm, làm hương, rửa bát thuê, bưng bê, bán vé số, bán đồ lặt vặt… Nay, vấp phải dịch bệnh như này, cuộc sống mưu sinh của họ ngày càng khó khăn hơn nữa.

Ảnh minh họa

Trong suốt giai đoạn diễn ra đại dịch COVID-19 cho đến nay, những ngành nghề phải ngừng việc đa số rơi vào các ngành nghề dịch vụ như: du lịch, lưu trú, ăn uống, vận tải,… một số ngành nghề sản xuất cũng bị ảnh hưởng và ngừng việc như: dệt may, da giày,… – những ngành nghề này, tập trung phần lớn người khuyết tật tham gia lao động. Kể từ khi những ngành nghề này buộc phải tạm ngưng hoạt động do đại dịch thì những người khuyết tật cũng không còn công ăn việc làm, không còn thu nhập để trang trải cho cuộc sống của mình.

Do cuộc chiến phòng chống đại dịch ngày càng cấp bách, đến cả việc phát hành vé số để bán cũng buộc phải tạm dừng. Cụ thể, ngày 29/03/2020, theo chỉ đạo của Thủ tướng về công tác phòng chống dịch COVID-19, việc phát hành sổ xố kiến thiết sẽ được tạm dừng từ đầu tháng 4 cho đến hết ngày 15/4/2020. Theo đó, thu nhập của những người khuyết tật phụ thuộc hoàn toàn vào việc bán vé số cũng không còn.

Bên cạnh đó, ngày 31/03/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Nội dung Chỉ thị nêu rõ “Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.”

Như vậy, với việc tạm ngừng hoạt động của hàng loạt doanh nghiệp cùng với những chỉ đạo của Thủ tướng đưa ra thì người lao động, doanh nghiệp bình thường nói chung và người khuyết tật nói riêng đã phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề, nghiêm trọng.

Theo Báo Điện tử Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 03/2020, dự thảo Nghị quyết của Chính phủ đã đang được hoàn thiện. Theo đó, quy định rõ các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, cụ thể: “Hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ.tháng trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 cho các đối tượng là hộ nghèo (984.000 hộ), hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019 (dự kiến tổng số tiền từ NSNN là 6.730 tỷ, tổng số hộ được hỗ trợ 2.244.000 hộ). Hỗ trợ 1.800.000 đồng/người/tháng trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 cho các đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương tại các doanh nghiệp (dự kiến tổng số tiền hỗ trợ từ NSNN là 5.400 tỷ đồng, tổng số lao động được hỗ trợ 1 triệu lao động)”.

Như vậy, về cơ bản, sắp tới những hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương tại các doanh nghiệp, trong đó, có một số đối tượng là người khuyết tật đã được Nhà nước quan tâm, giúp đỡ để vượt qua đại dịch. Tuy nhiên, một số người khuyết tật hiện vẫn đang tự mưu sinh trên các con đường, hè phố mà không được thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo không nằm trong những đối tượng được hưởng những ưu đãi nêu trên hiện đang rất vất vả, khó khăn trong việc mưu sinh. Thiết nghĩ, với những đối tượng này, Nhà nước nên có chế độ, chính sách nào đó để giúp đỡ họ trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Thu Hà

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang