Nơi biến vải vụn thành tác phẩm nghệ thuật

(ĐHVO) Với mong muốn sẻ chia khó khăn với người khuyết tật, đào tạo nghề và giúp họ có cơ hội việc làm để có thể hòa nhập với cộng đồng, chủ động và độc lập trong cuộc sống, Hợp tác xã Vụn Art được thành lập đã tạo việc làm cho nhiều người lao động tại Quận Hà Đông, Hà Nội

Hợp tác xã Vụn Art được hình thành từ ý tưởng của anh Lê Việt Cường, Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hà Đông (Hà Nội). Là người chịu nhiều thiệt thòi do bị khuyết tật nên anh Cường hiểu rõ khó khăn của những người đồng cảnh khi tìm kiếm việc làm, mưu sinh chật vật, để rồi anh mầy mò lập nên cơ sở này. Hợp tác xã Vụn Art đi vào hoạt động từ năm 2018 và có 14 thành viên là người khuyết tật. Mỗi thành viên trong Hợp tác xã Vụn Art đều có những mảnh đời bất hạnh khác nhau, họ đã đùm bọc, yêu thương lẫn nhau để trở thành một mái nhà thứ hai. Anh Cường chia sẻ : “Tôi muốn sản phẩm của mình phải sống được, chứ không muốn mọi người có quan điểm sản phẩm của người khuyết tật thì cộng đồng và xã hội nhìn thấy sẽ nói ‘phải ủng hộ’, ‘phải giúp đỡ’. Như thế thì chúng tôi sẽ không đi xa được”

Những bức tranh của Vụn Art khai thác chủ đề từ tranh dân gian Việt Nam và thế giới với mong muốn lưu giữ và lan tỏa những những giá trị văn hóa truyền thống chứa đựng tâm hồn, văn hóa của các dân tộc. Việc quảng bá, lan tỏa giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa của tranh dân gian qua chất liệu vải sẽ giảm thiểu phần nào nguy cơ “mai một” của dòng tranh dân gian đông thời tạo cơ hội cho công chúng nhất là giới trẻ “trở về” với truyền thống. Vụn Art hy vọng những bức tranh vải độc đáo sẽ mang tới cho công chúng những dấu ấn khó quên về giá trị thẩm mỹ và văn hóa bản địa của người Việt.

 

Anh Lê Việt Cường và những NKT làm việc tại Vụn Art – Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Tại cơ sở Vụn Art, những mảnh vải vụn bằng lụa Vạn Phúc tưởng  như không còn giá trị sử dụng, dưới bàn tay khéo léo và sự cần cù, sáng tạo của những người thợ, đã tạo nên những bức tranh độc đáo, đầy màu sắc và mang đậm tính nghệ thuật. Qua tranh vải, Vụn Art mong muốn con người hiểu biết, tôn trọng, đoàn kết và yêu thương nhau hơn, cũng như chia sẻ, động viên những người khuyết tật vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Kế hoạch kinh doanh và quản trị doanh nghiệp tinh gọn, rõ ràng, minh bạch của Vụn Art đã thể hiện mong muốn tạo nên sự bình đẳng về cơ hội sống độc lập, hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật khi họ được dạy nghề, tạo việc làm và chia sẻ khó khăn riêng…

Hiện nay, Vụn Art sản xuất những sản phẩm chủ yếu như: Áo, túi, ví… để bán cho doanh nghiệp làm quà tặng, quà lưu niệm. Anh Lê Việt Cường chia sẻ: “Sản phẩm đầu ra của Vụn Art có thị trường tương đối ổn định. Có những tháng, doanh nghiệp đặt đơn hàng lớn hơn 1.000 chiếc túi. Những tháng ít đơn hàng thì anh em trong hợp tác xã lại làm các sản phẩm để chuẩn bị phục vụ bán những tháng cuối năm”. Mục tiêu của Hợp tác xã Vụn Art không chỉ dừng lại là nơi tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật. Anh Lê Việt Cường hào hứng: “Trong tương lai, Vụn Art hy vọng có đủ tiềm lực để nhân rộng mô hình giúp người khuyết tật làm ra sản phẩm tại nhà, hợp tác với các thương hiệu thời trang lớn trong nước cũng như nghiên cứu sản phẩm mới có tính ứng dụng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện đại. Vụn Art sẽ vừa góp phần đào tạo nghề cho người khuyết tật, vừa làm phong phú sản phẩm du lịch của Thủ đô”.

Nam Phương

Bài viết liên quan

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Picture2

Mô hình hợp tác xã với sự tham gia và hỗ trợ người khuyết tật

Picture1

Vai trò và tầm quan trọng của thông tin số liệu về người khuyết tật

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang