Nỗ lực vươn lên của những người khuyết tật nghèo

(ĐHVO). Mắc bệnh lao xương, trờ thành người khuyết tật ở tuổi có nhiều mơ ước nhất, Lường Văn Hiếu và Nguyễn Minh Luân với nghị lực phi thường, anh đã phấn đấu lao động, lập gia đình và tự trang trải được cho cuộc sống.

Lường Văn Hiếu (1987) sinh ra trong một gia đình nghèo, mồ côi cả cha lẫn mẹ trong một vụ tai nạn khi mới 11 tuổi, năm 2011, sau một trận ốm nặng được chẩn đoán là bệnh lao xương, không thể chữa trị, từ một thanh niên khỏe mạnh bình thường với tương lai tươi sáng phía trước đã bị cướp đi tất cả và trở thành người khuyết tật ở chân, vận động rất khó khăn, không thể đi xe đạp, xe máy và chỉ có thể đi bộ.


Sau khi bị bệnh, anh được người quen giới thiệu đến Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp người khuyết tật Long Thành, nơi chuyên dạy nghề cho những người khuyết tật. Trong thời gian học tập tại Trung tâm, anh đã phải mất hơn ba năm để có thể sử dụng được máy may thành thạo và đến nay đã có thể đảm bảo được cho cuộc sống của bản thân.

Anh Hiếu chia sẻ: “Trong thời gian ở trung tâm, anh đã nhận được rất nhiều sự, quan tâm, động viên của các thầy, các cô để vượt qua mọi khó khăn trở ngại về vấn đề khuyết tật. Không chỉ quan tâm tới công tác dạy nghề, thầy cô tại trung tâm còn chăm sóc các bạn học viên về cả thể chất và tinh thần, để mọi người có đủ dinh dưỡng, sức khỏe để học tập”.


Tính đến nay, Hiếu đã gắn bó với Trung tâm hơn 10 năm, có thu nhập ổn định. Giờ đây anh đã trở thành một kỹ thuật xưởng học may và sản xuất may công nghiệp. Anh trực tiếp hướng dẫn, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức của bản thân cho các bạn thanh niên khuyết tật, kém may mắn như anh để học nghề, giúp các bạn cùng trưởng thành và vượt khó được như anh.

Không may là người khuyết tật ở quãng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời là một cú sốc đối với bản thân anh, nhưng với sự động viên tận tình của thầy cô trong Trung tâm luôn nhắc nhở anh phải sống tốt, sống có ích với ý chí, nghị lực vươn lên vượt qua khó khăn, vượt qua khuyết tật để có một tương lai và cuộc sống tốt đẹp hơn, có điều kiện giúp cho gia đình và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Khác biệt so với Hiếu, Nguyễn Minh Luân bị khuyết tật mắt bẩm sinh từ trong bụng mẹ, mắt trái bị bong võng mạc không còn nhìn thấy, mắt phải hiện tại bị cận 8 độ, tóc cũng bạc từ rất sớm, không ít lần nản lòng, bỏ dở việc học.

Anh Nguyễn Minh Luân sinh năm 1993, Phường 6, Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre), người thầy giáo trẻ của Trường Phổ thông Hermann Gmeiner và nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre. Trong suốt quá trình học tập từ nhỏ đến lớn và thậm chí là lên đến đại học anh cũng chỉ hoàn toàn học bằng sự lắng nghe và tự học là chính nhưng 12 năm liên tục, anh đều là học sinh giỏi. Năm học lớp 9 (2009), anh đạt giải Ba vòng Tỉnh môn Lịch sử và được học bổng SOS để được tiếp tục con đường học tập của mình tại trường Phổ Thông Hermann Gmeiner Bến Tre và vinh dự đại diện cho các trẻ em khó khăn trong tỉnh ra Hà Nội tham dự chương trình Gặp mặt trẻ em khó khăn toàn quốc.

Trong 3 năm THPT, anh đạt được 2 giải Ba môn Địa lý cấp tỉnh cùng giấy báo trúng tuyển của 2 trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM cùng trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM. Đến năm 2017, một lần nữa anh vinh dự ra Hà Nội và lần này với nhiệm vụ truyền lửa nhiệt huyết lại cho những bạn nhỏ.  Lên đại học, ngoài thời gian học tập anh còn theo đuổi đam mê nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ. Anh cùng với một số bạn có cùng sở thích thành lập nhóm Tài năng hè phố và hiện tại chính là tiền thân của Câu lạc bộ Giai điệu Phương Nam trực thuộc nhà Văn hóa sinh viên ở Quận 1. Nhờ năng nổ hoạt động, anh vinh dự nhận Giấy khen Sinh viên 5 Tốt của Khoa Lịch sử – Trường Đại học KHXH & NV TP.

Sau khi tốt nghiệp Đại học, anh quay về góp sức mình cho trường cũ. Trong quá trình công tác, anh luôn luôn chủ động học hỏi và trau dồi kinh nghiệm để có thể hoàn thành tốt nhất các công việc được giao. Hiện tại, anh là nhân viên văn phòng của trường Phổ Thông Hermann Gmeiner Bến Tre và anh có thể sử dụng được 7 loại nhạc cụ gồm: đàn cò, đàn kìm, đàn sến, đàn bầu, sáo trúc, ghi ta phím lõm và đàn organ.

Hoàng Long

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang