Niềm mong ước giản dị về ngày mai tươi sáng hơn

(ĐHVO). Tôi đã tình cờ gặp chị Nguyễn Thị Hằng, một người có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bản thân là một người khuyết tật nhưng phải gồng gánh trên vai bao nhiêu nỗi lo cho đứa con thơ và cả gia đình.

Trời đã bắt đầu chuyển lạnh, những cơn gió heo may mang theo cái buốt lạnh luồn qua cánh tay áo, run rẩy co ro trong tiết sương sớm tôi cảm nhận cái giá rét đầu đông ngày càng rõ rệt hơn. Chuyến công tác lần này của tôi là về một vùng quê nông thôn chiêm trũng tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Đây là vùng đất thuộc nội thành Hà Nội. Chính vì thế mà cuộc sống ở đây cũng chưa phát triển và còn nhiều khó khăn. Và may mắn sao trong chuyến trải nghiệm thực tế lần này, tôi được tiếp xúc với rất nhiều những hoàn cảnh khác nhau, mỗi số phận khuyết tật trong xã hội lại cho ta thêm một bài học ý nghĩa mới về cuộc đời. Trong đó có một nhân vật khiến tôi vô cùng xúc động, ấn tượng. Đó là chị Nguyễn Thị Hằng. Và có lẽ sẽ thật là thiếu sót cho tôi nếu như không đặt bút viết nên đôi dòng tâm sự về người phụ nữ này – người đang phải chịu rất nhiều cơ cực, bất hạnh của cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Hằng sinh năm 1989, sinh ra và lớn lên đã mắc chứng khuyết tật vận động. Căn bệnh làm suy giảm chức năng cử động của các bộ phân trên cơ thể như đầu, cổ, tay, chân dẫn đến tình trạng hạn chế sự vận động, di chuyển. Cả tuổi thơ đầy bất hạnh vì không được lành lặn như bao bạn bè lại càng là quyết tâm để chị Hằng vượt lên. Khi bắt đầu ở tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất chị gặp gỡ, yêu và kết hôn với anh Nguyễn Văn Mạnh sinh năm 1988, cũng bị khiếm thị bẩm sinh. Có lẽ vì thế mà số phận bất hạnh đưa đẩy hai vợ chồng khi cháu Nguyễn Anh Thư cô con gái duy nhất của hai người hiện nay cũng bị khiếm thị, cháu đã 7 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói, chưa biết đi, không làm được gì. Với bất cứ người làm cha mẹ nào cũng vậy, nỗi đau của họ chỉ được vơi bớt đi khi thấy những đứa con của mình lớn khôn khỏe mạnh. Ấy vậy mà cháu bé đến giờ vẫn phải đóng bỉm, tã hàng ngày chưa thể giúp đôi vợ chồng trẻ nhẹ đi gánh nặng ngày nào.

Được biết công việc hàng ngày của anh chị là đi bán tăm bông, bán hàng rong quanh khắp nẻo đường để bươn chải kiếm đủ tiền ăn qua ngày. Chị kể với tôi rằng “có đợt đi bán hàng cũng gặp mấy anh Công an. Mấy lần đó cứ sợ sẽ bị bắt nhưng các anh  hay hỏi thăm và còn tuyên truyền cho em biết công tác pháp luật về việc làm của mình để em có thể bảo vệ chính bản thân trước các mối nguy hại về tệ nạn xã hội. Các anh cũng khuyên bảo nên chọn nghề khác cho đỡ phải dãi nắng dầm mưa, lại đỡ vất vả nhưng mà chị ơi không mưu sinh nghề này thì em chẳng biết làm gì để lấy tiền nuôi chồng con em. Vì cuộc sống gia đình em khốn khổ quá mà bắt buộc em phải làm chứ lúc nào em cũng thấy lo sợ lắm”.


Hình ảnh chị Hằng

Thật sự thoạt nhìn qua vẻ bề ngoài và tiếp xúc lần đầu chắc không ai nghĩ rằng người phụ nữ nhỏ bé, mảnh mai kia lại là trụ cột trong gia đình nhỏ. Đáng lẽ ra chị ấy phải được sự che chở, chăm sóc của chồng con- bao bọc của gia đình và mọi người xung quanh. Thế nhưng không, chị tần tảo đủ mọi nghề có thể kiếm ăn để tăng thêm thu nhập chăm lo cho chồng cho con gái. Ngoài việc mỗi ngày dắt chồng khiếm thị đi hát rong, bán tăm chị cũng đã có lần thử đi làm nghề dệt may, thêu thùa mà không làm được. Sức khỏe của chị Hằng hơi yếu, chân tay chị hay run lên lẩy bẩy không đảm bảo để làm những công việc cần sự tỉ mỉ chi tiết như vậy. Thế nên là chẳng còn biết làm gì khác để cứu đỗi lấy gia đình mình vượt qua khó khăn.

Cuộc sống quanh năm ngày tháng như một cái vòng tròn lặp đi, lặp lại mà chưa tìm thấy lối thoát. Lúc nào trong tâm khảm anh chị cũng mong ước có những phép màu hay bàn tay vô hình nào đó sẽ gíup đỡ được cho gia đình mình. Bởi nó quá cơ cực, vất vả mà chỉ phụ thuộc vào những đồng tiền trợ cấp hàng tháng thì không đủ để lo toan, chi trả tiền thuốc men viện phí cho cả một gia đình tật nguyền. Mỗi lần con ốm, con đau là những lần xót ruột chạy vạy khắp nơi xoay sở đủ mọi đường để lo cho con. Tâm sự với chúng tôi chị bảo ước mong lớn nhất lúc này là cháu Anh Thư được khỏe mạnh lớn lên bình thường như bao đứa trẻ khác. Anh Mạnh cũng thật khỏe mạnh để làm chỗ dựa chia sẻ những buồn vui sớm khuya cùng chị. Chỉ mong dù trong hoàn cảnh nào đi nữa gia đình cũng mãi ở bên nhau, đó là nguồn động viên to lớn mỗi ngày để chị có thể bước tiếp.

Thông qua chuyến đi tôi nhận ra mình thật may mắn vì có cơ hội tiếp xúc với nhiều mảnh đời khó khăn trong xã hội để có thể viết về họ, chia sẻ về hoàn cảnh của họ đến tất cả mọi người. Chúc vợ chồng chị Hằng hạnh phúc bên gia đình, vui vẻ hơn và lạc quan hơn trong cuộc sống. Mong gia đình chị sẽ nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm trong xã hội để giúp đỡ, hỗ trợ chị có công ăn việc làm ổn định hơn, đủ sức lực trang trải cho tổ ấm nhỏ.

Mi Lô

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang