Nhường suất hỗ trợ gói an sinh 62.000 tỷ cho hộ nghèo

(ĐHVO). Nhiều hộ dân đã chủ động xin không nhận hỗ trợ từ gói 62 nghìn tỷ đồng với hy vọng  giảm bớt khó khăn cho nhà nước và chia sẻ cho những hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Sau những khó khăn của dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về gói hỗ trợ an sinh 62 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho các đối tượng là người lao động, người dân bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch. Tuy nhiên, khi được cơ quan phường, xã xác nhận gia đình mình thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi gói an sinh này của nhà nước thì nhiều người đã có ý từ chối và muốn nhường gói hỗ trợ này cho người có hoàn cảnh khó khăn hơn.

Là người thuộc nhóm đối tượng lao động tự do, cũng phải dừng kinh doanh để thực hiện giãn cách xã hội chống dịch Covid-19, gia đình chị D thuộc vào nhóm đối tượng thứ 3 được  hưởng hỗ trợ của nhà nước. Nhưng tự xét thấy hoàn cảnh gia đình không quá khó khăn nên gia đình chị đã chủ động xin không nhận tiền hỗ trợ từ gói an sinh đó.

Chị D tâm sự:”Nghỉ kinh doanh từ hôm 29/3 đến giờ cũng không có thu nhập nhưng cảm thấy gia đình vẫn còn điều kiện, khả năng nên tôi nhường lại suất hỗ trợ đấy cho người khó khăn hơn tôi.”

nhuong-xuat-ho-tro-an-sinh

Chị D từ chối nhận hỗ trợ khi gặp cán bộ phường (Ảnh Internet)

Không có điều kiện kinh tế như vậy, cuộc sống của bà C vốn gặp nhiều khó khăn do bản thân bà là một người khuyết tật, mọi thu nhập đều phụ thuộc vào quán nước ven đường. Thế nhưng khi tổ dân phố của phường đến lập danh sách hỗ trợ thì bà một mực từ chối không nhận thậm chí  còn xin ủng hộ thêm mì tôm  cho phong trào thiện nguyện của địa phương.

mi-tom-cuu-doi

Mì tôm hỗ trợ từ bà C (Ảnh internet)

Bà C chia sẻ: “Tôi chỉ nghĩ là giờ tuổi cao rồi, không giúp đỡ được đất nước như công an, bộ đội nên tôi đóng góp một chút tấm lòng nhỏ cùng Đảng và Nhà nước vượt qua khó khăn trong đại dịch này, đói no cùng chia sẻ.”

Có thể thấy gia đình chị D hay bà C không phải là những hộ gia đình cá biệt khi từ chối nhận hỗ trợ của nhà nước, nhiều hộ dân khác dù kinh tế không quá khá giả nhưng họ vẫn mong muốn được chung vai, sẻ chia khó khăn với mọi người xung quanh.

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Những hành động nhỏ này đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của họ với xã hội cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn chung.

Phạm Giang

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang