Những vần thơ của chàng trai “Đi-ô xin”

(ĐHVO). Sinh ra đã thiệt thòi hơn các anh/chị/em trong gia đình vì mang trong mình chất độc màu da cam, nhưng anh Phạm Thanh Tùng vẫn luôn cố gắng vươn lên khỏi nghịch cảnh để sống một cuộc sống trọn vẹn và  ý nghĩa hơn.

Hình ảnh anh Tùng và những bức ảnh anh in cho khách hàng của mình (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Sinh ra tại mảnh đất Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, anh Phạm Thanh Tùng không may mắn khi sinh ra đã bị dị tật do chất độc màu da cam. Tay trái anh không hoạt động được hay rút sát vào người, chân của anh cũng không thể đi lại được nên mọi sinh hoạt hàng ngày của anh hết sức khó khăn. Không muốn phải phụ thuộc vào người khác nên từ nhỏ anh đã tập làm mọi thứ bằng chân, trải qua rất nhiều khó khăn trong quá trình luyện tập thì cho đến bây giờ anh đã có thể làm được rất nhiều việc bằng chân như đánh răng, xúc cơm, làm việc trên máy tính, thậm chí anh còn tập viết chữ bằng chân… chỉ riêng việc tắm rửa, thay đồ thì anh vẫn phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác.

Vì bị khuyết tật từ nhỏ nên anh chẳng có cơ hội để được đến trường cùng bạn bè trang lứa, anh buồn lắm. “Anh không đi được cũng không có gì để chơi ngoài bộ cờ tướng và những cuốn sách ba anh trước khi mất để lại, ngày ấy anh muốn xem nên có động lực cố gắng học chữ” anh Tùng chia sẻ.

Rồi từ đó để có thể đọc được những cuốn sách mà ba anh đã để lại, anh đã quyết tâm học chữ. Anh được mẹ mua cho một bộ chữ cái in để anh có thể nhận diện các mặt chữ và đồng thời mẹ cũng là người dạy anh đọc, viết nhưng đa phần là do anh tự tìm hiểu trong sách, báo rồi tự học là nhiều. Tay không thể hoạt động được nên anh phải học viết bằng chân, dù biết là khó khăn lắm nhưng hằng ngày anh vẫn tập viết mặc cho mực có bắn đầy áo, sách viết có bị nhàu do không kiểm soát được nét viết. Có công mài sắt, có ngày nên kim, sau bao nhiêu nỗ lực thì anh cũng đã viết được dù anh viết còn rất chậm và không được đẹp lắm.

Nếu như hỏi rằng, ai là người quan trọng nhất trong hành trình đầy gian nan đó của anh thì chắc chắn không ai khác, chính là mẹ của anh. Mẹ luôn động viên, khuyên nhủ anh ráng học chữ và thơ ca nhiều để sau này khi không có mẹ ở bên cạnh nữa thì những con chữ, những vần thơ ấy sẽ là hành trang, là công cụ giúp cho cuộc sống của anh thêm phần ý nghĩa. Nghe lời mẹ anh đọc rất nhiều sách và thơ của nhiều tác giả khác nhau, rồi từ đó anh cũng tập làm thơ. Sau này khi được một người bạn tốt bụng tặng cho chiếc máy tính cũ, những bài thơ anh làm được lưu lại một cách cẩn thận hơn và anh cũng đã xuất bản được 2 tập thơ: Lặng rơi (2017) và Ngõ vắng em (2020). Thơ anh viết đa phần nói về mẹ, tình cảm gia đình, những nỗi niềm và mong ước của bản thân.

“Mẹ tôi rã rượi buồn rầu

Lòng lo út mẹ ngày sau thế nào

Ngày tàn bấc lụn dầu hao

Mẹ tôi nằm xuống còn bao nỗi niềm”

Hay những câu thơ nói anh viết về những nồi buồn và mong ước của bản thân anh

“Sinh ra cũng kiếp làm người

Mà em chẳng vẹn nụ cười trên môi

Đi Ô Xin …(Da cam) ơi!

Chiến tranh để lại cho đời nỗi đau

Em nào có tội gì đâu

Phải mang gánh nghiệp cơ cầu lửa binh

Một đời vặn vẹo dáng hình

Khóc cười bất chơt tâm tình riêng em

Đơn sơ mơ ước khát them

Ra đây hóng gió ngắm xem mây trời

Tung tăng đồng cỏ dạo chơi

Sớm chiêu hai buổi chân vui đến trường

Với ai cũng rất bình thường

Với em như cả thiên đường trong mơ…”

(Trích đoạn trong tập thơ của anh Phạm Thanh Tùng)

Thơ anh viết mộc mạc, giản dị là như vậy nhưng xoáy sâu vào tâm trí người đọc, khiến người độc giả có thể cảm nhận được tình cảm anh dành cho mẹ hay những nỗi niềm, những bộc bạch của anh.

Hình ảnh hai tập thơ đã được xuất bản của anh Phạm Thanh Tùng (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Sinh ra không được lành lặn như những người khác đã là một sự bất hạnh nhưng với anh đau lòng hơn cả là khi anh bị chính sáu anh chị em ruột trong gia đình kiện ra tòa để tranh chấp căn nhà mà mẹ đã di chúc để lại riêng cho anh và người anh kế Phạm Văn Sơn làm phương tiện sinh sống, chăm sóc anh Tùng. Phiên tòa kéo dài ròng rã suốt 7 năm, trong khoảng thời gian đó anh Tùng và anh Sơn phải ra ngoài thuê nhà ở và mong chờ sẽ có một bản án công bằng, sáng suốt của pháp luật. Hơn cả anh Tùng vẫn luôn hi vọng tình nghĩa máu mủ ruột thịt giữa các anh/chị/em trong gia đình sẽ được nối lại và ấm áp như xưa. Và sau những tháng ngày vất vả rong ruổi mưu sinh nơi đất khách quê người, năm 2019 tòa đã tuyên trả nhà đất lại cho anh để anh được trở về ngôi nhà của mình.

“Buồn thay cái cảnh nhà thuê

Chỗ ở chật hẹp bộn bề lo toan

Ngày thì nắng nóng chang chang

Đêm về oi bức muỗi đàn suốt đêm

Loay hoay đến tháng lại tiền…”.

(Bài thơ anh Tùng sáng tác trong khoảng thời gian phải đi ở trọ bên ngoài)

Hiện tại anh đã được trở lại sống trong ngôi nhà của chính mình và cuộc sống của anh đã dần trở lại bình thường. Ngoài sáng tác thơ thì anh còn là cộng tác viên bán các loại mặt hàng như hạt giống cây trồng, nước hoa, giày dép, nước mắm… và anh cũng nhận in ảnh cho các khách hàng để có thêm nguồn thu nhập duy trì cuộc sống và đam mê sáng tác thơ. Anh rất thích công việc in ảnh và cũng cảm thấy rất hạnh phúc vì được khách hàng yêu mến, ủng hộ mình. Hơn tất cả, Anh Tùng đã thực sự cố gắng vượt lên tất cả mọi khó khăn trong cuộc sống và sống một cách thật có ý nghĩa. Hi vọng anh sẽ luôn tràn đầy năng lượng và lan tỏa nó đến mọi người xung quanh anh.

Khánh Linh

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang