Những quy định riêng đối với người khuyết tật khi đang thực hiện hình phạt cải tạo không giam giữ

(ĐHVO). Hình phạt cải tạo không giam giữ là một trong những quy định thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với những người phạm tội. Hình phạt này được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định. Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc nếu người khuyết tật phạm tội phải thực hiện hình phạt cải tạo không giam giữ thì vẫn áp dụng đúng quy định của pháp luật hay sẽ có những quy định riêng đối với đối tượng này? Xin mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.


Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Bạn đọc hỏi: Tôi là P.V.Q (31 tuổi) là người khuyết tật chân bẩm sinh. Trong thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán vừa qua vì bị bạn bè rủ rê cùng với suy nghĩ rằng Tết chơi cho vui nên tôi đã tham gia đánh bài ăn tiền cùng một nhóm bạn và bị công an bắt quả tang. Sau đó tôi bị tuyên án phạt cải tạo không giam giữ 12 tháng. Theo tôi được biết thì khi chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ sẽ phải tham gia lao động cộng đồng. Không biết tôi là người khuyết tật thì có được miễn tham gia lao động cộng đồng hoặc được áp dụng các quy định ưu đãi nào khác không?

Luật sư tư vấn: Giám đốc Trung tâm trợ giúp Pháp lý – Ls. Đinh Thị Nguyên thuộc Đoàn Luật sư Tp Hà Nội tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

2. Nội dung tư vấn:

Cải tạo không giam giữ là buộc người phạm tội phải tự cải tạo dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi họ làm việc hoặc cư trú qua việc phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định.

Theo quy định tại Điều 36 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hình phạt này được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Khoản 4 Điều 36 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Tuy nhiên, vì lý do đặc biệt về thể chất, tinh thần nên người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các công việc lao động phục vụ cộng đồng. Do vậy, với tinh thần nhân đạo, pháp luật đã quy định không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với một số đối tượng, trong đó có người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Như vậy với nội dung tư vấn trên đây, Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng hành Việt hi vọng bạn sẽ có thể biết được những quyền lợi của mình khi bạn là người khuyết tật đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.


Tiểu Nguyên

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang