Những phương pháp dạy khiến môn lịch sử trở nên thú vị hơn

(ĐHVO). Môn lịch sử từ lâu vốn chưa thu hút được sự chú ý của học sinh bởi môn học này có phần khô khan. Vậy nhưng, nhờ vào những phương pháp giảng dạy sáng tạo này, học sinh đã ngày càng dành nhiều sự quan tâm hơn đối với sử Việt.

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Từ lâu, bộ môn lịch sử đã được đưa vào là một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta. Tuy nhiên, môn học này chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Nhiều học sinh mặc dù vẫn được điểm tốt nhưng lại không nắm chắc các kiến thức lịch sử. Thậm chí, nhiều em còn bỏ bê môn học này vì cảm thấy đây là một bộ môn nhàm chán. Nhằm nâng cao sự quan tâm, chú ý cũng như yêu thích môn lịch sử của học sinh, nhiều trường học trên phạm vi cả nước đã áp dụng các phương pháp dạy lịch sử sáng tạo và thú vị. Những phương pháp này đã đạt được những thành công nhất định và làm cho ngày càng nhiều học sinh đam mê tìm hiểu về lịch sử Việt Nam.

1. Kết hợp giữa âm nhạc và lịch sử

Nhằm giúp học sinh không bị nhàm chán bởi các dấu mốc lịch sử, anh hùng dân tộc,… trong các giờ học Lịch sử, thầy giáo Nguyễn Hữu Nhân – giáo viên Lịch sử trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu, Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp – đã khéo léo lồng ghép những bài hát liên quan đến các sự kiện lịch sử trong bài giảng của mình. Cụ thể, khi dạy về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng, thầy Nhân đã cho học sinh của mình nghe các bài ca như “Hò kéo pháo”, “Chiến thắng Điện Biên”. Trong tiết học về thành công của Cách mạng tháng 8 năm 1945, học sinh đã được nghe bản tuyên ngôn Độc lập do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trên Quảng trường Ba Đình cùng bài hát “Mỗi bước đi thêm yêu Tổ quốc” của nhạc sỹ Tân Huyền. Nhờ có phương pháp giảng dạy đặc biệt này mà các học trò của thầy Nhân ngày càng ham mê, yêu thích môn Lịch sử.

( Bài hát “Mỗi bước đi thêm yêu Tổ quốc” của nhạc sỹ Tân Huyền)

2. Tổ chức các cuộc thi viết, kể chuyện về các sự kiện, nhân vật lịch sử

Đây là phương pháp khá thú vị được nhiều giáo viên thuộc các trường học ở nhiều tỉnh thành của nước ta áp dụng trong quá trình giảng dạy. Cụ thể, trước mỗi buổi học kiến thức mới, học sinh sẽ được giao việc tự tìm hiểu trước về các kiến thức lịch sử đó. Sau đó, các em sẽ thay nhau kể lại về sự kiện hoặc các nhân vật lịch sử có liên quan đến trong bài học. Khi kết thúc buổi học, những học sinh có tinh thần học tập, tìm hiểu được nhiều kiến thức đúng sẽ được tuyên dương hoặc thưởng điểm trước lớp. Phương pháp này vừa giúp các em tăng khả năng tiếp thu kiến thức, đồng thời cũng góp phần nâng cao các kỹ năng mềm như: nói, thuyết trình. Bên cạnh đó, với tinh thần ganh đua trong học tập, các em học sinh cũng sẽ cảm thấy buổi học trở nên thú vị hơn thông qua các cuộc thi diễn ra ngay trong lớp.

3.  Cung cấp các tư liệu dưới dạng hình ảnh

Đây cũng là một phương pháp rất hay trong việc kích thích tinh thần học tập của học sinh đối với môn Lịch sử nói riêng và nhiều môn học khác nói chung.Theo nghiên cứu khoa học về chức năng của thị giác, các thông tin mà mắt tiếp nhận sẽ được truyền ngay đến não để xử lý. Do đó, với những hình ảnh minh họa hay video đi kèm, học sinh có thể có được những liên tưởng mới và thú vị. Sự tưởng tượng ấy sẽ giúp các thư thái đầu óc và thích thú hơn trong khi học Lịch sử. Từ đó, các em có thể ghi nhớ sự kiện lịch sử hơn mà không cần phải dành quá nhiều thời gian để học thuộc.

Ngoài ra, hiện nay, trên thị trường cũng bắt đầu xuất hiện những cuốn truyện tranh về lịch sử hay những tiểu thuyết dã sử. Các tác phẩm này (đã thông qua việc) đánh vào tâm lý “vừa chơi, vừa học” của học sinh để truyền tải các kiến thức lịch sử. Tuy nhiên, việc lựa chọn được những tác phẩm phù hợp và có chất lượng tương đối khó bởi vẫn còn tồn tại những tác phẩm lậu, không được cấp phép và chứa đựng nhiều thông tin sai lệch. Do đó, các em cần sự chỉ dẫn của giáo viên trong việc lựa chọn đầu sách hay để đọc.

Với nhiệt huyết trong công việc và mong muốn truyền đạt được nhiều kiến thức cho học sinh, các giáo viên dạy Sử đã và đang sáng tạo ra nhiều phương pháp dạy mới và hiệu quả. Những phương pháp này không chỉ góp phần truyền tải được nhiều kiến thức Sử học mà còn làm tăng sự yêu thích của học sinh đối với môn học bị coi là khô khan này.

Hồng Ánh

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang