Có thể nói, qua 8 năm thi hành Luật Đất đai, công tác quản lý của Nhà nước về đất đai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đồng bộ và khả thi cho việc khai thác nguồn lực và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả đất đai, phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở đô thị; tạo điều kiện cho đất đai tham gia vào thị trường bất động sản; tăng đáng kể nguồn thu cho ngân sách, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
Ảnh minh họa – Nguồn Internet
Song, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế về một số mặt trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. Trước hết phải kể đến công tác qui hoạch, sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức cá nhân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số; công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư; thị trường quyền sử dụng đất; cải cách hành chính trong quản lý đất đai; tài chính đất đai và giá đất; năng lực quản lý nhà nước về đất đai; cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đất đai; tình trạng thoái hóa đất, ô nhiễm đất, xâm nhập mặn; nguồn lực khai thác đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật về đất đai.
Những tồn tại, hạn chế về một số mặt trên đây do nhiều nguyên nhân. Một mặt do đất đai có tính lịch sử, phức tạp. Công tác thi hành pháp luật về đất đai ở một số nội dung của pháp luật có liên quan chưa thống nhất, đồng bộ với Luật Đất đai; Công tác phát hiện, ngăn chặn và xử lý chưa kịp thời và kiên quyết. Ngoài ra, thực tiễn thi hành Luật Đất đai phát sinh nội dung mới nhưng chưa có qui định điều chỉnh của pháp luật.
Từ thực tiễn trên đây, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này với mục đích nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đầy đủ, thống nhất đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất tài nguyên, nguồn lực đất đai; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khi hậu; tạo động lực để nước ra trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế từ thực tiễn công tác quản lý, sử dụng đất đai; tăng cường quản lý đất đai về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế; đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; hoàn thiện các chế định thúc đẩy các giao dịch về quyền sử dụng đất, thương mại hóa quyền sử dụng đất, phát triển thị trường bất động sản minh bạch. Trên cơ sở đó thiết lập hệ thống quản lý đất đai, minh bạch, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai. Phát huy dân chủ, tăng cường giám sát, khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện về đất đai, đầu cơ và sử dụng đất đai lãng phí. Giải quyết tốt những bất cập, vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất đai do lịch sử để lại và từ yêu cầu mới của thực tế.
Dự thảo Luật đai (sử đổi) thể hiện quan điểm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm chủ trương của Đảng tại Nghị quyết đại hội lần XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW và các nghị quyết, kết luận của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai. Đảm bảo kế thừa, sự ổn định của hệ thống pháp luật; sử đổi, bổ sung các qui định chưa phù hợp với thực tiễn đã được chỉ ra trong quá trình tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW và thi hành Luật Đất đai. Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật và nguyên tắc pháp chế. Giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai. Trong đó, Luật Đất đai (sửa đổi) thống nhất điều chỉnh các quan hệ quản lý, sử dụng đất đai, hoàn thiện các chế định để quản lý đất đai theo chức năng là tài nguyên, tài sản, nguồn lực; cả về diện tích, chất lượng, không gian sử dụng. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đồng thời thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực của cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lý đất đai. Tăng cương vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị và Nhân dân. Thực hiện tiến bộ, công bằng và các định hướng xã hội chủ nghĩa, quân tâm đến lợi ích của người dân trong từng chính sách. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; chuyển đổi trọng tâm quản lý bằng các công cự hành chính sang sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế để thúc đấy sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, bền vững; từng bước hiện đại hóa công tác quản lý đất đai, chuyển đổi số dựa trên hệ thống thông tin đất đai thống nhất, tập trung, phục vụ đa mục tiêu kết nối từ trung ương đến địa phương, quản lý biến động đến từng thửa đất.
Nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là tập trung giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn và xu thế phát triển của xã hội với nhiều điểm đổi mới như sau:
– Quy định cụ thể hơn quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với vai trò là chủ sở hữu, thống nhất quản lý đối với đất đai và quyền, nghĩa vụ của công dân đối với đất đai, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các qui định của hiến pháp về sở hữu đất đai và quyền con người.
– Đổi mới và nâng cáo chất lượng qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo đảm thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ thúc đẩy phát triển; quản lý chặt chẽ đất đai về số lượng, chất lượng đất.
– Tăng cường công khai, minh bạch, bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất; điều kiện để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất; qui định về tiêu chí, điều kiện, phương thức lựa chọn nhà đầu tư để đấu thầu dự án có sử dụng đất.
– Tiếp tục thực hiện công khai minh bạch trong thu hồi đất; giải quyết hài hòa lượi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.
– Về cơ chế chính sách tài chính về đất đai, giá đất, tăng cường các công cụ kinh tế trong quản lý, điều tiết các quan hệ đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
– Hoàn thiện các qui định để thúc đẩy phát triển lành mạnh thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất.
– Quy định về quản lý, sử dụng đất đai mục đích để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất nguồn tài nguyên đất đai, phù hợp với xu thế phát triển.
– Bên cạnh việc thể chế các nhiệm vụ giải quyết đã được nêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW về cải cách hành chính, chuyển đổi số; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng tiêu cực, Dự thảo Luật cũng đã sửa đổi, bổ sung một số qui định để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các pháp luật liên quan; luật hóa một số qui định tại các văn bản dưới luật đã ổn định; sửa đổi bổ sung các nội dung để giải quyết những vướng mắc bất cập của thực tiễn, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Hoàn thiện các cơ chế giám sát của Quộc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tổ chức thực thi chính sách, pháp luật ở từng cấp.
Để triển khai cho việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Trên cơ sở tổng kết của các bộ, ngành và địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Báo cáo thi hành Luật Đất đai. Thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội và nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại ký hợp thứ 4, tháng 10 năm 2022.
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16//6/2022 Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cáo hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao với 5 quan điểm; xác định 3 mục tiêu tổng quát, 6 mục tiêu cụ thể, 6 giải pháp, 8 nhóm chính sách lớn trong hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về đất đai và tổ chức thực thi đồng thời đặt ra mục tiêu đến năm 2023 phải hoàn thiện sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan. Đây là định hướng Chính trị quan trọng đã được thể chế hóa trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ hợp thư 4. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn đang được sự quan tâm, đồng thuận của nhân dân cả nước. Những nội dung đổi mới trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hợp ý Đảng, lòng dân, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Thanh Hải