Những người lao động “thầm lặng”

(ĐHVO)Trong những năm gần đây tỷ lệ người lao động khuyết tật ngày càng tăng cao điều này cho thấy nhà nước đã có những chính sách phù hợp để có thể huy động được nguồn lao động là người khuyết tật.

Do những khiếm khuyết của bản thân nên người khuyết tật gặp khó khăn hơn so với những người bình thường khác khi tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội. Nhưng cũng như tất cả mọi người, người khuyết tật cần phải được đảm bảo sự tự do, bình đẳng về cơ hội, được tôn trọng phẩm giá và được cống hiến, được khẳng định giá trị cá nhân. Theo số liệu thống kê từ tổng điều tra dân số gần đây nhất, tổng số dân của Việt Nam khoảng 96 triệu dân, trong đó tỷ lệ người trong nhóm tuổi 15-64 là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động là 68,7%. Theo đó tính tới thời điểm năm 2020 Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật hiện nay, số người khuyết tật có khả năng lao động chiếm khoảng 21% (khoảng hơn 1 triệu người). Như vậy, số lao động là người khuyết tật hiện nay chiếm khoảng 2% tổng số lao động cả nước, đây là một trong những nguồn lao động quan trọng của xã hội. Nếu như các thể chế, chính sách và pháp luật của Nhà nước tạo điều kiện cho toàn bộ số người khuyết tật có khả năng lao động có việc làm ổn định thì ngoài lợi ích mang lại cho chính bản thân người khuyết tật và gia đình họ, xã hội cũng có thêm nguồn lực phát triển.

(Nguồn ảnh: internet)

Trong những năm gần đây đã có rất nhiều các doanh nghiệp tích cực sử dụng những người lao động khuyết tật cho thấy được sự chuyển mình ở các doanh nghiệp. Có thể kể tới một số doanh nghiệp sử dụng người lao động khuyết tật như Công ty TNHH Điện tử chilisin Việt Nam tạo việc làm ổn định cho 80 lao động là người khuyết tật. Rõ ràng, với chính sách hợp lý của nhà nước và sự kết hợp tốt với các doanh nghiệp, đã khai thác tốt một nguồn lực lao động xã hội lớn. Hơn thế nữa, đã có sự thay đổi tích cực về nhận thức của người lao động khuyết tật có việc làm. Họ không còn xem mình là gánh nặng của gia đình, của xã hội nữa. Thay vào đó họ có thêm động lực, tự tin để khẳng định với gia đình, với xã hội về khả năng tự có thu nhập bằng sức lao động của chính mình.

Qua đó, càng khẳng định: “người khuyết tật họ tàn nhưng không phế”; họ vẫn là một nguồn nhân lực quan trọng của xã hội.

Nguyễn Văn Triển

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang