Những “người lái đò” thầm lặng cho trẻ em khuyết tật

(ĐHVO). Tại Giao Thủy (Nam Định) có một ngôi trường dành cho trẻ em khuyết tật luôn đầy ắp tình yêu thương và sự nhiệt huyết của thầy cô. Được dạy dỗ trong môi trường ấy, nhiều đứa trẻ kém may mắn sau khi ra trường đã có một cuộc sống ổn định, hạnh phúc của riêng mình.

Đó là Trường trẻ em khuyết tật Giao Thủy – trường chuyên biệt duy nhất nằm trong hệ thống giáo dục tiểu học của tỉnh với nhiệm vụ dạy kĩ năng sống, văn hóa, phát triển nhân cách phù hợp với lứa tuổi, tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần cũng như vật chất giúp các em hoà nhập cộng đồng. Trường tiếp nhận học sinh khuyết tật như: khiếm thính, hội chứng Down, trẻ tự kỉ,…Các em còn nhỏ, nhận thức kém nên việc dạy kiến thực và rèn kĩ năng cho các em bị hạn chế, vì vậy mỗi giáo viên phải có những kế hoạch, phương pháp giảng dạy riêng để kích thích nhu cầu học hỏi, tạo niềm vui để các em có thể say mê hơn trong lớp học. Mỗi một tiết học giống như chèo lái con thuyền ra biển, có lúc trời yên biển lặng nhưng cũng có lúc gió to sóng lớn, giáo viên vừa phải nhẹ nhàng, tình cảm vừa phải cứng rắn, nghiêm nghị. Chính sự tận tâm dạy dỗ của đội ngũ cán bộ trường mà nhiều em học sinh đã có những chuyển biến tích cực. Ví như em Phạm Mai Tùng Anh (12 tuổi) mồ côi cha mẹ từ nhỏ lại bị câm điếc bẩm sinh giờ đây đã có thể giao tiếp thành thạo bằng ngôn ngữ kí hiệu khi học tập tại trường.

Một tiết học của cô và trò Trường trẻ em khuyết tật Giao Thủy, nguồn báo Nam Định

Ngoài việc dạy trẻ kiến thức phục vụ cuộc sống hằng ngày, trường còn kiêm dạy nghề cho các em để khi có đủ năng lực các em có thể tự lập, nuôi sống bản thân, trở nên có ích cho xã hội. Trường chủ yếu dạy nghề may và nghề điện dân dụng cho các em. Em Nguyễn Văn An xã đã theo lớp học may của trường, em được giáo viên hướng dẫn tận tình từng đường may mũi chỉ. Mong muốn của em là sau khi tốt nghiệp sẽ tự nuôi sống được bản thân và không còn trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Nhiều em học xong các lớp dạy nghề đã tự mình tìm được công việc và có cuộc sống ổn định như những gì mà thầy cô trong trường luôn mong muốn ở các em.

Cách các thầy cô khơi dậy tình cảm thương yêu, sự tự tin, không mặc cảm ở học sinh đã giúp cho các em cố gắng vươn lên. Nhà trường cũng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục & Đào tạo tỉnh cùng sự phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức ban ngành, đoàn thể. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, đoàn kết giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực công tác. Gia đình các em quan tâm tạo điều kiện, kết hợp với nhà trường để tạo môi trường tốt nhất cho học sinh. Trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ, các hoạt động vui chơi tập thể ngoại khóa giúp các em tự tin trong hòa nhập cộng đồng.

Với học sinh Trường trẻ em khuyết tật Giao Thủy, thầy cô như người nhóm lửa, nhóm lên ngọn lửa tự tin thắp sáng chính cuộc đời mình. Và với thầy cô, các em cũng là nguồn động lực để “những người lái đò” tiếp tục chèo lái con đò đi xa…

PV

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang