(ĐHVO). Những người chưa được lành lặn là người khuyết tật hay họ chỉ là đang “khác biệt” một chút so với mọi người? Thực tế cho thấy, họ làm được nhiều điều hơn so với suy nghĩ của mọi người, sức chịu đựng và nghị lực của họ cũng vô cùng mạnh mẽ. Anh Phạm Việt Hoài (Chủ tịch Kym Việt) chia sẻ với chúng tôi: “Họ chỉ là hơi khác biệt một chút mà thôi”.
Tìm đến xưởng sản xuất thú nhồi bông tinh xảo tại Mỗ Lao (Hà Đông), tôi như lạc vào thế giới cổ tích, một không gian đầy màu sắc của Kym Việt – Nơi có những người đặc biệt đang lao động miệt mài, tạo ra những con thú nhồi bông chất lượng.
Kym Việt – Nơi có những người “khác biệt”
Ông Phạm Việt Hoài (sinh năm 1973), một trong những nhà sáng lập, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Kym Việt, người khuyết tật giàu nghị lực. Dù bị dị tật đôi chân, phải di chuyển bằng chiếc xe lăn nhưng anh Hoài luôn nỗ lực học tập, vươn lên và luôn muốn giúp đỡ được nhiều hơn nữa những người đồng cảnh ngộ.
Ông Phạm Việt Hoài (Chủ tịch công ty Kym Việt), người luôn nỗ lực hết mình vì những người “khác biệt”, tạo việc làm cho nhiều người đồng cảnh
Năm 7 tuổi, sau một tai nạn đặc biệt nghiêm trọng, anh đã phải nằm viện điều trị 2 năm. Sau bao cố gắng, anh Hoài đã phục hồi nhưng còn yếu. Sau đó, anh nỗ lực vươn lên trong học tập dưới sự hướng dẫn của người bố, vốn là một người thầy giáo. Thời gian sau, anh Hoài hoàn thành học chương trình phổ thông rồi học đại học. Từ những ngày đầu thành lập chỉ có 3 người.
Sau khi được tiếp cận với máy tính, anh góp vốn cùng bạn khởi nghiệp lần đầu tiên với dự án photocopy. Tuy nhiên, dự án đã thất bại. Sau đó, anh cũng trải qua một số công việc kinh doanh khác và có rất nhiều kinh nghiệm về việc khởi nghiệp cho người khuyết tật. Chính vì vật, anh Hoài thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, vất vả của người khuyết tật trong vấn đề việc làm.
Vào tháng 12/2013, anh đã hợp tác cùng 2 người bạn, thành lập ra công ty Kym Việt. Giai đoạn đầu, anh khởi nghiệp khó khăn, sản phẩm làm ra không bán được. Đến nay, Kym Việt đã tạo việc làm cho gần 20 người đồng cảnh khác với mức lương khoảng 4 triệu/ người/ tháng. Từ đó đến nay, Kym Việt đã trở thành ngôi nhà chung của nhiều người khuyết tật (NKT), do ông Nguyễn Việt Hoài làm Chủ tịch.
Kym Việt, cái tên vô cùng giản dị mà chứa đựng tình yêu quê hương, đất nước. “Kym” trong từ kim chỉ, “Việt” trong Việt Nam, thể hiện ước muốn được đem những sản phẩm thú nhồi bông tự tay khâu, may của những người “Khác biệt” đi khắp đất Việt, vươn ra thế giới. Họ được học làm thú nhồi bông, học từng đường kim mũi chỉ để tạo ra sản phẩm chất lượng, độc đáo và họ giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu.
Những người phụ nữ bị câm điếc đang thực hiện công việc khâu những mảnh vải, chuẩn bị nhồi bông tạo sản phẩm thú nhồi bông
Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Việt Hoài thể hiện tình yêu thương đối với những người nơi đây: “Những người làm việc ở đây không phải là người khuyết tật. Họ chỉ là hơi khác biệt một chút mà thôi. Thay vì đi bằng chân thì chúng tôi di chuyển bằng xe lăn, thay vì nghe, nói thì họ giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu. Chỉ là hơi khác biệt một chút thôi!”
Không gian tại Kym Việt vô cùng ấn tượng, ấm áp với những màu sắc bắt mắt, một không gian trưng bày sản phẩm và phục vụ đồ uống, một không gian lao động làm ra sản phẩm, một không gian nghỉ ngơi, giải trí.
Chỉ khi thay đổi được suy nghĩ, những NKT mới có thể khẳng định được mình
Thực tế cho thấy, NKT vẫn luôn được quan tâm và tạo điều kiện, hỗ trợ trong đào tạo nghề và việc làm. Tuy nhiên, phần lớn những suy nghĩ truyền thống về việc NKT khó có thể làm việc như người lành lặn đã in hằn quá sâu vào trí óc của dân ta, thậm chí xuất phát ngay trong chính gia đình của họ. Bởi các bậc phụ huynh lo lắng về khả năng lao động của NKT hay lo ngại phiền phức. Ngoài xã hội, nhiều nơi ngại nhận người có hai từ “khuyết tật” trong hồ sơ.
Không gian trưng bày sản phẩm thú nhồi bông của Kym Việt
Một câu chuyện nhỏ từ chính anh Hoài chia sẻ khiến chúng tôi phải suy ngẫm nhiều. Có nhiều lần, anh được người đi đường biếu tiền vì thấy anh ngồi xe lăn. Nhưng ít ai biết rằng anh lại là Chủ tịch của công ty Kym Việt, đang giúp đỡ cho nhiều người người cùng cảnh ngộ khác, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Đó là lòng tốt của mọi người và phải công nhận và cảm ơn. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy suy nghĩ đã hằn sâu vào gốc rễ người Việt về việc NKT là khó khăn, là biếu tiền giúp đỡ.
“Chỉ khi thay đổi được suy nghĩ của những người trong gia đình, của cả xã hội về sức lao động bền bỉ, sự cống hiến của những NKT, thì họ mới có thể làm việc bình thường, lao động cống hiến hết mình, được khẳng định giá trị của bản thân”. Đó chính là quan điểm, là cũng như nỗi niềm đau đáu của Chủ tịch Công ty Kym Việt.
Có thể ở những nơi khác, những người câm điếc rất khó để có được công việc ổn định, lâu dài, kiếm thu nhập tốt, được tôn trọng và khẳng định bản thân. Tuy nhiên, ở ngay chính Kym Việt, những người câm điếc khác biệt một chút nhưng họ lao động miệt mài, tạo ra sản phẩm chất lượng và khẳng định được bản thân trong lao động và sản xuất.
Chị Minh Thuý (sinh năm 1984, quê ở Thanh Oai, Hà Nội), một trong số ít những người làm việc tại Kym Việt có thể nói, trao đổi với chúng tôi cho biết, chị sống ở gần đây và đã gắn bó với Kym Việt nhiều năm nay. Trước đây, chị chỉ ở nhà phụ giúp việc vặt cho gia đình, mãi đến năm 32 tuổi, chị mới đi làm và có đồng tiền tự mình làm ra. Chị và mọi người đều coi Kym Việt là nhà. Chú Hoài rất tốt và mọi người cùng giúp đỡ nhau trong công việc, mỗi người làm một việc như cắt vải, may, khâu, nhồi bông, giã nguyên liệu,…
Những sản phẩm thú nhồi bông tại Kym Việt
Có thể ở những nơi khác, những người câm điếc rất khó để có được công việc ổn định, lâu dài, kiếm thu nhập tốt, được tôn trọng và khẳng định bản thân. Tuy nhiên, ở ngay chính Kym Việt, những người câm điếc, họ có “khác biệt” một chút nhưng họ lao động miệt mài, tạo ra sản phẩm chất lượng và khẳng định được bản thân trong lao động và sản xuất. Chính câu chuyện về những con người nơi đây đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người khuyết tật khác trên cả nước, giúp họ vươn lên trong cuộc sống.
Nguyễn Nhật