(DHVO). Chúng ta cùng điểm qua những “ngôi sao khuyết” là sự tỏa sáng bằng chính sức mạnh phi thường của những người khuyết tật.
1. Nguyễn Phương Anh – Cô bé “xương thủy tinh” khuấy đảo “Got Talent”
Nguyễn Phương Anh cô gái xương thủy tinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam’s got talent 2011) là một tấm gương nghị lực gần gũi với các bạn trẻ.
Nguyễn Phương Anh – cô gái “xương thủy tinh”
Nguồn: Internet
Những giây phút đầu tiên khi cô bé cất giọng hát đã khiến bao nhiêu con tim khán giả phải thán phục, với giọng hát thực sự truyền cảm của một cô bé nhỏ ngồi trên xe lăn cất giọng hát đầy nghị lực. Tuy không dành được quán quân nhưng chính sự xuất hiện của Phương Anh đã làm khơi dậy bao tài năng khuyết tật khác.
Phương Anh từng giành giải nhì cuộc thi hát tiếng Anh “Let’s Get Loud” với ca khúc “See you again”, cô cũng lọt vào top 4 VietNam’s Got Talent và khiến cộng đồng mạng xôn xao thán phục.
2. Bùi Ngọc Thịnh – Cậu bé giành Kỷ lục gia châu Á 12 tuổi chơi 7 nhạc cụ.
Bùi Ngọc Thịnh – kỷ lục gia châu Á 12 tuổi chơi 7 nhạc cụ
Cảm nhận âm nhạc bằng đôi tay và thính giác, Thịnh thực sự đã làm lên điều kỳ diệu khi chơi thành thạo 7 nhạc cụ: guitar cổ, organ, đàn sến, đàn cò, đàn tranh, đàn kìm, piano.
Là người con duy nhất trong gia đình có bố mẹ đều bị mù, nhưng với tình yêu thương của cha mẹ, sự cố gắng không ngừng học hỏi, đến nay Thịnh đã chơi được hơn một trăm bài hát bằng nhiều loại đàn khác nhau. Em đã thự sự tỏa sáng tại Kỷ lục châu Á về người khuyết tật biết chơi 7 nhạc cụ – một “ngôi sao khuyết” của Việt Nam.
3. Trần Trà My – Nữ nhà văn với những áng thơ đầy nghị lực
Nữ nhà văn Trần Trà My (áo xanh)
Một cô gái liệt tứ chi – một nhà văn đầy đam mê và nỗ lực, Trà My khiến những ai đã một lần tiếp xúc là không thể quên. Cô là người đồng sáng lập quỹ “Giấc mơ đôi chân thiên thần” để hỗ trợ những bạn khuyết tật có đam mê và khát vọng sống như mình.Không chịu buông xuôi, sau thời gian dài luyện tập vất vả với sự cố gắng, động viên của người thân cùng niềm đam mê với tình yêu văn chương, giờ đây chị đã trở thành một nhà văn.
Đây chỉ là một trong những “ngôi sao khuyết” thực sự đã tóa sáng bằng sức mạnh bên trong chính con người của họ. Qua đây, chúng ta cũng nên có những giúp đỡ để ngày càng tìm ra những ngôi sao sáng để tạo động lực cho người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống, giúp ích cho xã hội. Những phòng triển lãm tranh của người khuyết tật cũng là một phương pháp để ngày tìm được nhiều những “ngôi sao khuyết”.
Hương Liên (T/h).