Những ngày được WHO công nhận là ngày sức khỏe toàn cầu

Hiện nay, các quốc gia ngày một quan tâm hơn tới vấn đề nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề sức khỏe, nhiều hành động, chiến dịch tuyên truyền, giáo dục … đã được thực hiện trên phạm vi toàn thế giới. Một trong những chiến dịch thành công nhất và mang phạm vi rộng lớn nhất phải kể đến việc WHO công nhận những ngày sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Ngày sức khỏe cộng đồng toàn cầu mang đến tiềm năng lớn để nâng cao nhận thức và hiểu biết của mọi người về các vấn đề sức khỏe, đồng thời huy động được sự hỗ trợ từ cộng đồng, địa phương và cả chính phủ trên phạm vi quốc tế. Có nhiều ngày trên thế giới được ghi nhận trong suốt cả năm liên quan đến các vấn đề hoặc tình trạng sức khỏe cụ thể. Tuy nhiên, WHO tập trung đặc biệt chú ý vào những ngày, thời điểm mà các quốc gia thành viên của WHO đã quy định là ngày sức khỏe cộng đồng “chính thức”. Đó là:

1. Năm của y tá và nữ hộ sinh 2020

Y tá và nữ hộ sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế. Đây là những người dành cả cuộc đời để chăm sóc người bệnh, người già và trẻ em; tiêm chủng, cứu sống nhiều người và tư vấn sức khỏe. Thế giới cần thêm 9 triệu y tá và nữ hộ sinh nếu muốn đạt đủ nhân lực đáp ứng mục tiêu bảo hiểm y tế toàn cầu vào năm 2030. Đó là lý do tại sao Hội đồng Y tế Thế giới đã chỉ định năm 2020 là năm Quốc tế của y tá và nữ hộ sinh.

2. Ngày bệnh lao thế giới (24/03)

Ngày 24 tháng 3 hàng năm được chọn là ngày bệnh lao thế giới (TB) để nâng cao nhận thức cộng đồng về hậu quả tàn khốc về sức khỏe, xã hội và kinh tế do bệnh lao và đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao toàn cầu. Bước đột phá để chữa trị căn bệnh lao được đánh dấu vào năm 1882, khi bác sĩ Robert Koch tuyên bố rằng ông đã phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh lao, mở đường cho việc chẩn đoán và chữa khỏi căn bệnh này.

Đến nay. bệnh lao vẫn là kẻ giết người truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Mỗi ngày, hơn 4000 người chết vì bệnh lao và gần 30.000 người mắc căn bệnh có thể phòng ngừa và chữa được này. Những nỗ lực toàn cầu để chống lại bệnh lao trên thế giới đã cứu sống khoảng 58 triệu người kể từ năm 2000.

3. Ngày sức khỏe thế giới (07/04)

Ngày 7 tháng 4 năm 2020 là ngày để tôn vinh công việc của các y tá và nữ hộ sinh và nhắc nhở các nhà lãnh đạo thế giới về vai trò quan trọng của họ trong việc giữ cho thế giới khỏe mạnh. Các y tá và nhân viên y tế luôn đi đầu trong việc chống lại COVID-19 – cung cấp điều trị và dịch vụ chăm sóc, đối thoại để giải quyết nỗi sợ hãi, trả lời câu hỏi và trong một số trường hợp, họ thu thập dữ liệu cho các nghiên cứu lâm sàng.

Trong năm quốc tế của y tá và nữ hộ sinh, ngày sức khỏe thế giới sẽ nêu bật tình trạng liên quan đến điều dưỡng hiện nay trên toàn thế giới. WHO và các đối tác sẽ đưa ra một loạt các khuyến nghị để tăng cường lực lượng lao động điều dưỡng và hộ sinh.

4. Ngày Bệnh Chagas thế giới (14/04)

Bệnh Chagas, còn được gọi là bệnh trypanosomia của Mỹ, được gọi là căn bệnh im lặng, không chỉ vì tiến triển lâm sàng chậm và thường không có triệu chứng mà còn ảnh hưởng chủ yếu đến những người nghèo không có tiếng nói chính trị hoặc tiếp cận với chăm sóc sức khỏe. Năm 1909, bệnh nhân đầu tiên, một cô gái người Brazil tên Berenice Soares de Moura, được bác sĩ Carlos Ribeiro Justiniano Chagas chẩn đoán mắc bệnh này.Từng chỉ xuất hiện ở các nước Mỹ Latinh, bệnh Chagas hiện đang xuất hiện ở nhiều nới khác trên thế giới, khiến nó trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu.

5. Ngày sốt rét thế giới (25/04)

Chúng ta biết rằng, thông qua chính phủ và hành động cộng đồng, chúng ta có thể giảm triệt để các ca nhiễm và tử vong do sốt rét. Từ năm 2000 đến 2014, số ca tử vong liên quan đến sốt rét đã giảm 40% trên toàn thế giới, từ ước tính 743 000 xuống còn 446 000 người.

Nhưng trong những năm gần đây, tiến độ đó đã đi vào bế tắc. Theo báo cáo sốt rét thế giới năm 2019 của WHO, không có sự ghi nhận trên phạm vi toàn cầu nào trong việc giảm các ca nhiễm mới trong giai đoạn 2014 đến 2018. Và số người đã chết vì sốt rét vào năm 2018 gần như vẫn giống những năm trước đó, vì vậy, hành động khẩn cấp hiện nay của các quốc gia là điều cần thiết.

ngay-suc-khoe-toan-cau

 

6. Tuần lễ tiêm chủng thế giới (24-30/04)

Mục đích của Tuần lễ tiêm chủng thế giới là thúc đẩy việc sử dụng vắc-xin để bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi chống lại bệnh tật, tuần lễ diễn ra từ 24-30/ 04. Mỗi năm, hàng triệu mạng sống được cứu nhờ tiêm chủng và nó được công nhận là một trong những biện pháp can thiệp sức khỏe hiệu quả và thành công nhất. Tuy nhiên, gần 20 triệu trẻ em vẫn chưa được tiêm phòng trên toàn thế giới.

7. Ngày thế giới không thuốc lá (31/05)

Chiến dịch toàn cầu sẽ vạch trần những chiến thuật, chiêu trò quảng cáo được sử dụng bởi ngành công nghiệp thuốc lá này. Nó sẽ cung cấp cho những người trẻ tuổi kiến thức cần thiết để dễ dàng phát hiện nguy cơ gây nghiện của thuốc lá và trang bị cho họ các kỹ năng để từ chối sự tò mò liên quan đến “thứ” nguy hại này. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời điểm hiện tại, vì các nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh Coronavirus cao hơn những người không hút. WHO kêu gọi tất cả những người trẻ tuổi tham gia vào cuộc chiến để trở thành một thế hệ không thuốc lá.

8. Ngày hiến máu thế giới (14/06)

Năm nay, ngày hiến máu thế giới sẽ một lần nữa được tổ chức trên khắp thế giới vào ngày 14 tháng 6. Sự kiện này nhằm cảm ơn những người hiến máu tình nguyện đã không nhận tiền với món quà là nguồn máu cứu người của họ và cũng để nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải hiến máu thường xuyên để đảm bảo rằng tất cả các cá nhân và cộng đồng đều có quyền đưpực cung cấp máu an toàn và kịp thời, là một phần không thể thiếu của bảo hiểm y tế toàn cầu, và là thành phần chính của một hệ thống y tế hiệu quả.

9. Ngày viêm gan thế giới (28/07)

Viêm gan siêu vi B và C ảnh hưởng đến 325 triệu người trên toàn thế giới, gây ra 1,4 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là căn bệnh truyền nhiễm giết người lớn thứ hai sau bệnh lao và số người mắc bệnh viêm gan cao gấp 9 lần so với HIV. Viêm gan có thể phòng ngừa, điều trị được, và trong trường hợp viêm gan C, có thể chữa được. Tuy nhiên, hơn 80% người mắc bệnh viêm gan đang thiếu các dịch vụ phòng ngừa, xét nghiệm và điều trị.

10. Ngày an toàn bệnh nhân thế giới (17/9)

Vào Ngày an toàn bệnh nhân thế giới giới lần đầu tiên vào ngày 17 tháng 9 năm 2019, WHO đã khởi động một chiến dịch toàn cầu nhằm tạo ra nhận thức về an toàn cho bệnh nhân và kêu gọi mọi người, mọi tổ chức cam kết thực hiện các công việc cần thiết để làm cho việc chăm sóc sức khỏe an toàn hơn.

11. Ngày thế giới phòng chống AIDS (01/12)

Hàng ngàn nhân viên y tế cộng đồng, các thành viên của các tổ chức liên quan đến HIV và các tổ chức quan trọng khác – nhiều người trong số họ đang sống với HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi căn bệnh.

Vào Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm 2019, WHO nhấn mạnh sự khác biệt mà các cộng đồng này đang tạo ra để chấm dứt đại dịch HIV đồng thời thu hút sự chú ý toàn cầu về sự cần thiết phải mở rộng việc tăng cường chăm sóc sức khỏe ngay từ đầu.

Cho dù bạn đang đưa trẻ đi tiêm chủng, đang nói chuyện với học sinh về tác hại với sức khỏe của thuốc lá, đang tham gia hiến máu tình nguyện hoặc trao đổi các thông tin liên quan đến sức khỏe qua mạng xã hội, … thì bạn cũng đang cùng mọi người tạo ra một thế giới lành mạnh hơn

Theo WHO

Bài viết liên quan

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Picture2

Mô hình hợp tác xã với sự tham gia và hỗ trợ người khuyết tật

Picture1

Vai trò và tầm quan trọng của thông tin số liệu về người khuyết tật

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang