Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho báo chí cách mạng Việt Nam

(ĐHVO). Ngày 21/6 /1925, lần đầu tiên dòng báo chí cách mạng Việt Nam được ra đời với cái tên báo “Thanh niên” do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Báo “Thanh niên” thời điểm đó được sáng tác dựa trên mong muốn của Bác là thể hiện được khát vọng giải phóng của dân tộc Việt Nam, đưa dân tộc ta đến vớiđộc lập, tự do, dân chủ. Những lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho báo chí cách mạng Việt Nam có ý nghĩa trường tồn cho mọi thế hệ làm báo.

Bác Hồ luôn coi báo chí là một phần quan trọng trong công cuộc Cách mạng ở Việt Nam. Báo chí là một trong những vũ khí tốt nhất dùng trong trận chiến tư tưởng để giải phóng người dân An Nam thời kỳ đó khỏi sự tẩy não của bọn thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và phong kiến.  Báo chí mang lại cho người dân sự hiểu biết, nhóm lên ngọn lửa cách mạng và lòng yêu nước, yêu dân tộc vẫn luôn tồn tại trong người Việt Nam từ xưa đến nay. Với vai trò là một vĩ lãnh tụ xuất sắc của dân tộc đồng thời là một nhà báo vĩ đại, Bác đã để lại cho ngành báo chí cách mạng Việt Nam những lời căn dặn, những lời dạy tốt nhất cho các học trò làm báo chí của mình:

Thứ nhất, đưa ra báo chí là gì? Viết báo là gì? Người đã nêu rõ quan điểm: “Tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhưng với giấy trắng mực đen ấy, người ta có thể viết nên những bức tối hậu thư, người ta có thể viết những bức thư yêu đương” (Trả lời phỏng vấn báo chí năm 1946). Và Thư gửi anh em trí thức Nam Bộ, năm 1947, Bác cũng điểm lại:“Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà”.

Thứ hai, nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam là gì? Bác đã viết rõ trong Thư gửi Lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng, năm 1949: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung. Mục đích chung là kháng chiến và kiến quốc”.

Thứ ba, vai trò của báo chí cách mạng Việt Nam là gì? Bác đã khẳng định: “Báo chí là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức, lãnh đạo…”, “Báo chí là vũ khí sắc bén, nhanh nhạy, đại chúng, phục vụ kịp thời...”. Bác căn dặn: “Tờ báo Đảng như những lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy bảo chúng ta những điều cần biết làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác. Hằng ngày nó giúp nâng cao trình độ chính trị và năng suất công tác của chúng ta. Nếu ai cắm đầu làm việc mà không xem, không nghiên cứu báo Đảng thì khác nào nhắm mắt đi đêm, nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc. Vì vậy, cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng, toàn thể Đảng viên và cốt cán cần phải xem báo Đảng”.

Thứ tư, Người đã đánh giá những điểm cần làm được khi viết báo và những điểm còn chưa được của báo chí cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Hai vấn đề này được người dạy trong các thời điểm sau:

Buổi nói chuyện tại Trường Chỉnh Đảng Trung ương ở rừng Việt Bắc vào ngày 17/8 /1952, Người nêu ra 4 điểm cần làm được khi viết báo là: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?” và đưa ra cách giải quyết cặn kẽ, phù hợp các vấn đề đó. Bác còn dặn: “Phải viết gọn, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi mà phải có đầu, có đuôi… Viết phải thiết thực, “nói có sách, mách có chứng”, tức là nói cái việc ấy ở đâu, thế nào, ngày nào, nó sinh ra thế nào, phát triển thế nào, kết quả thế nào?”.

Những điểm chưa được của báo chí Cách mạng Việt Nam bấy giờ được Người thẳng thắn nêu ra tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam vào tháng 9 năm 1962 là: “Bài báo thường quá dài, “dây cà ra dây muống”, không phù hợp với trình độ và thời gian của quần chúng…”, “Thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta…”, “Đưa tin tức hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng…”, “Thiếu cân đối: Tin nên dài thì viết ngắn, nên ngắn thì viết dài, tin để sau thì để trước, nên trước lại để sau…”, “Lộ bí mật – có khi quá lố bịch…”, “Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và lắm khi dùng không đúng…”.

Với sự quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam nên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 5/2/1985 lấy ngày 21/6 hằng năm làm Ngày báo chí Việt Nam và đến ngày 21/6/2000, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng ý gọi Ngày báo chí Việt Nam là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Dù 96 năm đã trôi qua nhưng những lời căn dặn, lời dạy, chỉ bảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn được các nhà báo qua các thế hệ luôn coi là kim chỉ nam để học tập và làm theo. Và chúng ta cảm ơn Người – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam và là nhà báo khai sinh ra Báo chí cách mạng Việt Nam.

Nguyễn Khương

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang