Những đóng góp của công nghệ trong phòng chống Covid-19

(DHVO) Trong bối cảnh dịch Covid 19 đang lan rộng toàn cầu, mọi biện pháp giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này đều được Chính phủ các quốc gia nỗ lực thực hiện. Và không thể phủ nhận được rằng việc ứng dụng công nghệ trong phòng ngừa dịch Covid 19 là vô cùng có hiệu quả.

Trước hết, có thể thấy rằng, nhờ có sự phát triển của công nghệ thông tin và các nền tảng công nghệ số, mà chúng ta có thể cập nhật được tình hình dịch bệnh ở khắp nơi trên thế giới. Đơn cử là “Worldometer”, một nền tảng cung cấp cập nhật theo thời gian thực về số người thực sự mắc COVID-19 trên toàn thế giới, bao gồm các trường hợp mắc bệnh mới hàng ngày, phân phối bệnh theo quốc gia và mức độ nghiêm trọng của bệnh (đã hồi phục, tình trạng nguy kịch hoặc tử vong) thông qua trang web worldometers.info.

Trang web Worldometers cho phép người truy cập biết được các số liệu liên quan đến các trường hợp nhiễm Covid-19 trên toàn cầu

Bên cạnh đó, nhờ có các phần mềm mua bán công nghệ, người dân có thể mua hàng mà không cần phải ra khỏi nhà. Ngay khi dịch bùng phát tại Vũ Hán và lan ra khắp Hồ Bắc, chính quyền Trung Quốc đã ngay lập tức ban bố lệnh phong tỏa nhiều nơi trong nước, mọi người dân đều phải ở trong nhà. Với điều kiện, hoàn cảnh như vậy, các phần mềm mua hàng online đã lên ngồi, điển hình là dịch vụ giao hàng bằng drone – máy bay không người lái – của Công ty Thương mại điện tử JD.com. Những chiếc máy bay không người lái sẽ đưa hàng tới các nơi bị phong tỏa. Điều này đã đảm bảo được tính an toàn, tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh mà hàng hóa vẫn có thể được vận chuyển đúng hạn. Không chỉ riêng Trung Quốc, Thái Lan cũng đã ứng dụng máy bay không người lái trong việc sử dụng hình ảnh nhiệt để xác định những người bị nhiễm vi-rút và khử trùng an toàn các khu vực bị ô nhiễm.

Máy bay giao hàng không người lái cảu Công ty JD.com, Trung Quốc

Thứ ba, công nghệ kỹ thuật số có thể tăng cường giáo dục và truyền thông y tế công cộng. Tại Singapore, chính phủ đã hợp tác với WhatsApp để cho phép công chúng nhận thông tin chính xác về COVID-19 và các sáng kiến ​​của chính phủ. Các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter cũng được nhiều cơ quan y tế trên thế giới sử dụng để lan tỏa các thông điệp phòng chống virus. Tại Việt Nam, các lớp học E-learning, và các ứng dụng họp trực tuyến cũng được áp dụng để hạn chế sự tập trung đông người, đảm bảo giãn cách xã hội.

Giao diện trang web cung cấp thông tin liên quan tới Covid-19 của Chính phủ Singapore liên kết cùng Whatapps

Thông qua một vài ví dụ tiêu biểu, có thể thấy rằng khoa học công nghệ đã có sự đóng góp đáng kể cho cuộc sống con người nói chung và trong phòng chống dịch bệnh nói riêng. Cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên trong năm 2020 này đã thực sự mang đến cơ hội lớn cho công nghệ số.

Minh Hằng

Bài viết liên quan

Picture1

SỐ HÓA, CHUYỂN ĐỔI SỐ – CƠ HỘI ĐẾN VỚI MỌI NGƯỜI

Picture4

MobiEdu nâng tầm công nghệ mở rộng quy mô, hỗ trợ giảng dạy thông minh

securitybanking2-15787126602111762582207-crop-1578712665780534276090-1712514910683607060654

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Anh 1 VTT-Globus

TV360 BẮT TAY GLOBUS ACCESS PHÁT TRIỂN TV360 TẠI THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Anh 2 ky Radware 2 (1)

VIETTEL THAM GIA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TOÀN CẦU VỀ AN NINH MẠNG RADWARE

Anh 1 (1)

VIETTEL LÀ NHÀ KHAI THÁC VIỆT NAM DUY NHẤT THAM GIA SÁNG KIẾN CỔNG MỞ CỦA HIỆP HỘI DI ĐỘNG TOÀN CẦU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang