Những điều cần lưu ý đối với Người khuyết tật khi tiêm mũi thứ 2 vắc – xin covid – 19

(ĐHVO). Trước diễn biến phức tạp của đợt bùng phát dịch lần thứ 4 tại Việt Nam, một chiến dịch tiêm chủng quốc gia lớn nhất chưa từng có được triển khai thực hiên trên phạm vi cả nước. Dựa trên số lượng Vắc – xin đã được phân bổ, các tỉnh thành đã triển khai đồng loạt tiêm chủng, trước hết cho các đối tượng ưu tiên: tuyến đầu chống dịch, người khuyết tật và nhiều nhóm đối tượng khác. Để đảm bảo đạt hiệu quả cao, mỗi người cần được tiêm đủ 02 mũi Vắc-xin. Vì vậy, khi tiêm mũi thứ hai, người được tiêm, đặc biệt là đối với những đối tượng có nền tảng sức khỏe kém như Người khuyết tật cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

1. Thời điểm tiêm Vắc – xin COVID -19 mũi 2 là bao lâu sau khi tiêm mũi 1?

Để đạt hiệu quả miễn cao, mỗi loại Vắc-xin được nghiên cứu phải tiêm đủ 02 mũi và duy trì đảm bảo khoảng thời gian giữa 02 lần tiêm theo khuyến cáo của nhà sản xuất và được Bộ y tế hướng dẫn tại Quyết định 3599/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 về việc ban hành hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin Covid-19. Cụ thể như sau:

– Vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca: Mũi 1 cách mũi 2: 8-12 tuần

– Vắc xin Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V): Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần

– Vắc xin Comirnaty: Mũi 1 cách mũi 2: 3 tuần

– Vắc xin SARSCoV-2 Vaccine: Mũi 1 cách mũi 2: 3-4 tuần

– Vắc xin COVID-19 Vaccine Moderna: Mũi 1 cách mũi 2: 4 tuần

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

2. Lựa chọn loại Vắc – xin tiêm mũi 02

Thực hiện chiến lược tiêm chủng của Chính phủ, từ tháng 3/2021 đến nay, Bộ Y tế đã tổ chức tiêm chủng và tiếp nhận các loại vắc xin có công nghệ sản xuất khác nhau (vắc xin do AstraZeneca, Pfizer, Moderna… sản xuất). Dựa trên kinh nghiệm tiêm chủng của nhiều quốc gia trên thế giới, Bộ Y tế đã có Công văn số 6030/CV-BYT ngày 27/7/2021 hướng dẫn tiêm 02 liều vắc-xin Covid-19, thì loại vắc xin được lựa chọn để tiêm cho mũi 02 như sau:

– Thứ nhất, ưu tiên tiêm mũi 02 cùng loại với mũi 1 để đạt hiệu quả tốt nhất.

– Thứ hai, Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, theo kinh nghiệm tiêm chủng của các quốc gia thì có thể phối hợp mũi 02 tùy theo từng loại vắc – xin như sau:

 

Mũi 1

Mũi 2

Lưu ý

Astra Zeneca

Astra Zeneca, Pfizer

Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 02

Sinopharm

Sinopharm

 

Pfizer

Pfizer

 

Moderna

Moderna

 

 

Người khuyết tật là những đối tượng có nền tảng sức khỏe kém, nếu bị nhiễm Covid-19 sẽ là những người có nhiều biến chứng nặng do việc thực hiện theo những khuyến cáo của nhà sản xuất cũng như của Bộ Y tế về việc thực hiện đúng khoảng thời gian giữa hai mũi cũng như lựa chọn đúng loại vắc – xin tiêm mũi 02 là vô cùng quan trọng.

Việc sử dụng vắc – xin để tiêm mũi 02 không theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối với Người khuyết tật có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với người được tiêm chủng.

Do đó, cần lưu lựa chọn đúng loại vắc – xin được hướng dẫn đối với mũi 2 cho từng loại vắc-xin để việc tiêm chủng được an toàn, đạt hiệu quả tối đa.

3. Theo dõi sức khỏe của người khuyết tật sau khi tiêm chủng

Cũng giống như việc tiêm mũi 01, sau khi tiêm vắc – xin covid 19 mũi 02 cũng cần phải thực hiện việc theo dõi sau khi tiêm.Quyết định 3599/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 về việc ban hành hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin Covid-19 có hướng dẫn cụ thể việc theo dõi sau khi tiêm chủng. Việc theo dõi và thực hiện nghiêm ngặt các quy định sau khi tiêm chủng là quan trọng đảm bảo sức khỏe cho người được tiêm. Đặc biệt, người khuyết tật với nền tảng sức khỏe kém thì cần thiết phải thực hiện, tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về việc theo dõi sức khỏe sau khi tiêm. Cụ thể:

– Theo dõi người được tiêm ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm.

– Thời gian theo dõi chặt chẽ tại nhà trong vòng 24 giờ đầu và tiếp tục theo dõi trong vòng 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày sau tiêm: oàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường.

– Một số điều cần lưu ý đặc biệt:

+ Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

+  Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.

+ Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

+ Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

+ Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

    Người khuyết tật sau khi tiêm mũi thứ 02 vắc – xin covid-19 cần thực hiện nghiêm ngặt những hướng dẫn, khuyến cáo trên. Thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời có phương án xử lý nếu có tình huống xảy ra đảm bảo an toàn tính mạng cho người khuyết tật được tiêm chủng.

    Nguyễn Khương

    Bài viết liên quan

    Bảo vệ giống nòi người Việt trước ô nhiễm môi trường nước

    Picture1

    Ngày hội hiến máu Giọt hồng Đất Cảng tại huyện An Lão

    tai-xuong-1704452432

    Người có nhóm máu hiếm không phải là bệnh lý

    Benh-Nhan-Kham-Chua-

    Đề xuất giá dịch vụ mới tại cơ sở khám chữa bệnh

    img-1414-6908.jpg

    Bệnh viện tư nhân ở Đắk Lắk miễn phí toàn bộ cho 50 lượt lọc thận đầu tiên cho các bệnh nhân

    img-7500-9782

    Chủ động phòng tránh rét cho học sinh vùng cao

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Lên đầu trang