Những điều cần biết về taekwondo dành cho vận động viên khuyết tật

Taekwondo hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều thú vị trong lần đầu tiên xuất hiện tại một kỳ Paralympic. Dưới đây là những điều cần biết về môn thể thao này tại Paralympic Tokyo 2020 ở Nhật Bản.

Taekwondo dành cho vận động viên khuyết tật lần đầu được đưa vào thi đấu tại một kỳ Paralympic. Ảnh minh họa: World Taekwondo/Paralympic.org

1. Kể từ năm 2006, taekwondo dành cho vận động viên khuyết tật (Para Taekwondo) đã trở nên rất phổ biến nhờ tính thực tế, yêu cầu tối thiểu về trang bị và những kỹ thuật đá đẹp mắt.

Năm 2009 là lần đầu tiên giải vô địch thế giới Para Taekwondo được tổ chức, với sự tham gia của 36 vận động viên đến từ 16 quốc gia. Cũng tại giải này 10 năm sau, số lượng vận động viên góp mặt đã lên đến con số 333 từ 66 quốc gia.

2. Taekwondo dành cho vận động viên khuyết tật được phát triển bởi Liên đoàn Taekwondo thế giới (World Taekwondo). Ngoài một số thay đổi nhằm bảo đảm tính an toàn, môn thể thao này vẫn áp dụng luật tương tự taekwondo truyền thống như trang bị bảo hộ, thời gian thi đấu, cách tính điểm, trừ điểm…

3. Đối với Para Taekwondo, các đòn đá vẫn là yếu tố tính điểm, dựa vào lực đá và độ chính xác cần thiết. Tuy nhiên, những đòn tấn công nhằm vào phần đầu hoàn toàn bị cấm do vận động viên khuyết tật không có khả năng phòng ngự phù hợp. Các đòn đánh bằng tay cũng không được tính điểm.

Khi vận động viên mắc lỗi, đối thủ sẽ được cộng điểm. Các lỗi này bao gồm ngã, tóm hoặc đẩy, lên gối hoặc tấn công dưới thắt lưng, ra ngoài vạch thi đấu và không tấn công đối thủ.

Huấn luyện viên có quyền yêu cầu tạm ngừng trận đấu để thảo luận với trọng tài về số điểm ghi được hoặc bị trừ.

4. Tương tự như các môn võ khác, taekwondo bao gồm đối kháng và biểu diễn. Tuy nhiên, do đặc thù của các vận động viên khuyết tật nên Paralympic Tokyo 2020 chỉ áp dụng phần thi đấu đối kháng.

5. Phân loại là yếu tố quan trọng trong mọi môn thể thao khuyết tật nhằm bảo đảm tính công bằng. Para Taekwondo chia thành 4 nhóm, gồm vận động viên mất một hoặc cả hai tay dưới khuỷu tay (K44 và K43) và những trường hợp mất một hoặc hai tay trên khuỷu tay (K42 và K41). Paralympic Tokyo 2020 chỉ áp dụng K44 và K43.

6. Vận động viên giành chiến thắng nếu sở hữu số điểm cao hơn so với đối thủ. Nếu bằng điểm sau 3 hiệp, hai bên sẽ bước vào hiệp quyết định. Ở hiệp này, vận động viên sẽ được tính thắng nếu ghi điểm trước hoặc đối thủ mắc 2 lỗi.

Trong trường hợp vẫn hòa điểm, kết quả sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm số đòn tấn công không tính điểm hoặc quyết định của trọng tài. Ngoài ra, trường hợp phạm lỗi nặng như tấn công vào phần đầu sẽ bị tước quyền thi đấu hoặc mắc quá nhiều lỗi bị trừ điểm.

7. Trang phục thi đấu của taekwondo được gọi là Dobok. Các vận động viên phải mặc bảo hộ phần đầu, miệng và ngực. Riêng bảo hộ ngực được gắn kèm một thiết bị tính điểm tự động. Một vận động viên chỉ giành được điểm nếu ra đòn chính xác và đủ lực.

8. Tổ trọng tài gồm 3 người sẽ bấm nút ngay khi một vận động viên thực hiện thành công kỹ thuật đá xoay người (spin kick). Nếu ít nhất 2 trọng tài cùng bấm nút trong thời gian tối đa 1 giây, vận động viên này sẽ được tính thêm điểm.

Theo Báo Hà Nội mới

Bài viết liên quan

Picture3

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024)

43

Chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng thành phố Nam Định

“Tháng 3 giỗ mẹ” – tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

1

Bầu chọn danh hiệu “Vận động viên (VĐV) tiêu biểu và đề cử vận động Thể thao người khuyết tật xuất sắc thành phố Hải Phòng lần thứ 30 năm 2023”

tl-1-5308.jpg

Quảng Bình: Triển lãm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

thoi-3-2228

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy xoá mù chữ ở Lạng Sơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang