Những cuốn sách tạo động lực cho người khuyết tật

(ĐHVO). Hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc và chọn người khuyết tật là nhân vật trung tâm, những cuốn sách dưới đây sẽ mang tới cho bạn đọc một thế giới chân thực về người khuyết tật và tạo động lực giúp họ tự tin hơn, vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống.

1. The Secret Garden (Khu Vườn Bí Mật) – Frances Hodgson Burnett


(Ảnh Internet)

Xuất bản vào năm 1911, The Secret Garden là tác phẩm kinh điển của tiểu thuyết gia người Anh Frances Hodgson Burnett. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của Mary sau khi chuyển tới trang trại của người bác Archilbald Craven tại vùng nông thôn nước Anh. Trong một lần tình cờ, Mary cùng Dickon và Colin đã khám phá ra khu vườn bí mật của phu nhân Craven. Phép màu đến với ba đứa trẻ khi Mary từ một cô tiểu thư ương ngạnh, đỏng đảnh trở lên dễ mến, chan hòa và Colin – cậu chủ con trai phu nhân Craven – không còn bi quan, luôn nghĩ mình sắp chết mà trở nên yêu đời. Không những đem lại sự hồi sinh cho khu vườn nhờ tình yêu thương và sự chăm sóc, đứa trẻ còn mang tới sự hồi sinh cho bác Archilbald u sầu và cả trang viên Misselthwaite hoang vu. Bằng lời văn dịu dàng, mộc mạc nhưng không kém phần sâu lắng, Frances Hodgson Burnett đã mang đến cho độc giả một cuốn tiểu thuyết rực rỡ đầy màu nhiệm và giàu ý nghĩa nhân văn.

2. Ba ơi, mình đi đâu? – Jean-Louis Fournier


(Ảnh Internet)

Ba ơi, mình đi đâu? là một câu chuyện buồn nhưng lại không thấm đẫm nước mắt. Cả cuốn sách là những dòng nhật ký đứt quãng của Jean-Louis Fournier – người cha có tới “hai ngày tận thế”. Ông đã muốn đối diện nỗi đau tật nguyền của các con trai bằng văn chương. Cuốn sách khiến người đọc cảm thấy đau nhói mọi nơi song không vùi sâu trong ủy mị. Bởi đó là cách lựa chọn của Jean-Louis Fournier trong suốt cuộc đời làm cha của mình. Cho dù có uất hận, than trách cuộc đời, nổi điên lên hay buồn bã… cũng không thể làm khác đi sự hiện diện của hai đứa con trai tật nguyền của mình. Lối dẫn dắt của Jean-Louis Fournier, một bậc thầy trào phúng đen, lại khiến ta phải cười, phải khóc, phải suy ngẫm và khi gấp sách cũng chính là lúc ta thôi bi lụy. Sự dung dị, cảm động và độc đáo tràn đầy ở đó đã khiến “Ba ơi, mình đi đâu?” trở thành một kiệt tác nhỏ, đoạt giải Fémina, là tâm điểm của mùa sách văn học Pháp 2008.

3. Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khácLư Tô Vỹ


(Ảnh Internet)

Đây là cuốn tự truyện của Lư Tô Vĩ về cuộc hành trình từ một đứa trẻ bị khuyết tật trí tuệ trở thành một người thành công ở nhiều lĩnh vực của mình. Sau một trận viêm não Nhật Bản, Lư Tô Vĩ gần như trở thành người thực vật, mất nhận thức không thể vận động. Vậy nhưng, bằng sự cố gắng và kiên trì của mình, Lư Tô Vĩ dần dần kiểm soát bản thân và bắt đầu đến lớp học mặc dù anh dường như không học được điều gì. Chỉ số IQ của anh khi ấy chỉ bằng 70 và luôn phải đối mặt với điểm 0, nếu được 1 điểm đã là thành tích đáng kể rồi. May mắn thay, Lư Tô Vĩ có một người cha và người mẹ tuyệt vời. Bằng tình yêu vô tận của mình, cha mẹ Lư Tô Vĩ đã kiên trì cùng anh từng bước, trải qua vô số khó khăn tới khi vượt lên và trở thành một con người xuất chúng.

Không đao to búa lớn, chỉ viết về những điều giản dị đời thường nhưng những cuốn sách về người khuyết tật kể trên đã mở ra cho độc giả thế giới sống của người khuyết tật. Để rồi, bất cứ ai khi đọc cuốn sách này cũng chợt nhận ra rằng, người khuyết tật cũng có cuộc sống bình thường như bao người khác, chỉ là gặp nhiều chướng ngại hơn. Và đặc biệt, chỉ cần có sự cố gắng, cho dù là người khuyết tật, chúng ta vẫn có thể đạt được thành công trong cuộc sống.

Ngọc Châm

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang