Những chính sách an sinh đột phá được người dân hân hoan đón nhận

(ĐHVO) – Trong 40 năm vừa qua kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng thần kỳ, ấn tượng, theo Quỹ tiền tệ Quốc tế thì GDP Việt Nam đã tăng 51 lần giai đoạn 1994-2024, GDP bình quân đầu người tăng khoảng 38 lần giai đoạn 1990-2024 do chúng ta chọn đúng con đường Kinh tế Thị trường định hướng XHCN; Chính sách An sinh xã hội mở rộng bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân làm khá tốt, xóa đói giảm nghèo hiệu quả được Ngân hàng Thế giới công nhận, Chính sách hỗ trợ người yếu thế, khuyết tật hiệu quả.

Bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số chính sách chưa thực sự phù hợp. Cụ thể: người tham gia Bảo hiểm y tế chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh, thuốc điều trị đặc hiệu, khi mắc bệnh vẫn phải tự chi trả vượt quá khả năng tài chính; quy định về chuyển tuyến, thông tuyến còn nhiều vướng mắc, hạn chế quyền lợi chính đáng của người tham gia BHYT; thẻ BHYT bằng giấy nếu bị mất thì việc cấp lại mất nhiều thời gian, nếu không kịp xuất trình, người bệnh buộc phải tự chi trả viện phí. Tiền học phí ở các trường công lập tuy không quá cao đối với các gia đình trung lưu, nhưng lại là gánh nặng lớn đối với phần lớn tầng lớp công nhân, lao động phổ thông, do thu nhập không đủ để trang trải, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em thuộc hộ nghèo không có điều kiện đến trường. Hàng triệu người cao tuổi không có lương hưu, không được hưởng trợ cấp xã hội, đang phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, vất vả mưu sinh từng bữa. Mặt trái của cơ chế thị trường cũng bộc lộ rõ nét: nhiều công nhân dù tích góp cả đời vẫn không thể mua được nhà ở; không ít cá nhân, doanh nghiệp vì lợi nhuận mà bất chấp đạo đức, sản xuất và kinh doanh thực phẩm giả, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Trước thực trạng đó, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã kịp thời nắm bắt tình hình và thể hiện quyết tâm cao trong việc thực hiện mục tiêu “Không ai bị bỏ lại phía sau”, đồng thời ban hành hàng loạt chính sách an sinh xã hội tích cực, hướng tới xây dựng một đất nước phát triển bền vững, vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình.

Chính sách miễn học phí từ năm học 2025–2026 cho học sinh công lập trên toàn quốc, bao gồm trẻ mầm non từ 3 đến 6 tuổi và học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, nhằm tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp tiếp cận giáo dục một cách thuận lợi hơn, thể hiện rõ tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”. Trước đó, từ năm 2020, thành phố Hải Phòng đã đi đầu trong cả nước khi tiên phong triển khai chính sách này. Đây là minh chứng rõ ràng cho sự “dám nghĩ, dám làm” của lãnh đạo địa phương trong việc chăm lo phúc lợi thiết thực cho người dân, xứng đáng được biểu dương và khen thưởng.

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu miễn viện phí toàn dân trong giai đoạn 2030–2035, Nhà nước đang từng bước mở rộng các quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. Trước mắt, nhiều chính sách cụ thể sẽ được triển khai từ ngày 01/7/2025 như: thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại nhà bằng BHYT; cho phép người bệnh được khám vượt tuyến với các trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo; không còn giới hạn khám chữa bệnh theo địa giới hành chính. Đồng thời, có thêm 4 nhóm đối tượng mới được hỗ trợ mức đóng BHYT.

Ngoài ra, các chính sách ưu tiên dành cho nhóm yếu thế tiếp tục được mở rộng. Trẻ em dưới 6 tuổi và người nghèo sẽ được miễn giảm 100% viện phí; từ năm 2026, sẽ hoàn thành việc cấp sổ sức khỏe điện tử nhằm giúp người dân tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế dự phòng, khám sức khỏe định kỳ và điều trị bệnh mạn tính ngay từ tuyến y tế cơ sở. Bên cạnh đó, khoảng 1,2 triệu người cao tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp, giai đoạn 2021–2030. Theo đó, sẽ triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho chủ đầu tư và người lao động có nhu cầu mua nhà. Chính phủ cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia xây dựng nhà ở xã hội, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế, từ doanh nghiệp tư nhân đến doanh nghiệp nhà nước đều tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Đặc biệt, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, coi việc phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ chính trị cá nhân; yêu cầu công khai giới thiệu quỹ đất dành cho nhà ở xã hội để các doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất. Mục tiêu là đến năm 2030 hoàn thành ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội trên phạm vi cả nước.

Để bảo vệ sức khỏe nhân dân, Thủ tướng chỉ đạo Tuyên chiến với hàng giả, quét sạch thuốc giả:  các cơ quan chức năng xử lý mạnh tay nghiêm khắc với những cơ sở sản xuất thực phẩm giả, thuốc giả, mỹ phẩm giả để đảm bảo người dân không bị ảnh hưởng sức khỏe: Hàng trăm cơ sở bị đột kích, nhiều đối tượng bị xử lý hình sự, không có vùng cấm. Nhiều tấn thực phẩm chức năng được tiêu hủy, nhiều tấn bánh kẹo giả bị thu giữ, hầu hết những kho hàng chứa thực phẩm hỏng bị phát hiện …

Hàng loạt chính sách An sinh được Đảng chỉ đạo, Chính phủ ban hành thời gian gần đây được người dân hân hoan đón nhận, thể hiện bản chất của Nhà nước ta do dân, vì dân từ trong nhận thức và hành động, giữ vững định hướng Xã hội chủ nghĩa : “Đích đến của các chính sách là phải bảo đảm mọi người dân được ấm no hạnh phúc hơn”.

Huy Hà

Bài viết liên quan

6

Chăm lo người có công, gia đình liệt sĩ: Ninh Bình khẩn trương hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 24/7

901d6db4655fd3018a4e

Bữa cơm vội bên đường và những ước mong thầm lặng của cha mẹ

2

Lan tỏa yêu thương từ những chiếc xe lăn và hành trình không dừng lại

Ảnh chụp Màn hình 2025-07-15 lúc 9.33.47 CH

Tháng 7 – tháng dân tộc phát huy tinh thần “Hiếu Nghĩa Bác Ái”

602

Nhìn từ câu chuyện “Hà Nội xanh”: Đừng để người khuyết tật bị bỏ lại phía sau

8e02c685ec5a5a04034b

Hồi sinh cho những chiếc xe bị bỏ lại – không để tài sản bị lãng phí

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang