Nhức nhối nạn ép trẻ em đi ăn xin

“Trước đây, cứ nhìn thấy trẻ nhỏ đi bán hàng hay ăn xin tôi đều dừng lại cho các em một ít tiền với hy vọng giúp cuộc sống các em đỡ khó khăn. Tuy nhiên, bây giờ tôi mới hiểu việc mình làm là hoàn toàn vì chủ đích tốt nhưng vô hình chung lại “tiếp tay” cho những người lợi dụng các em để kiếm tiền và các em sẽ không thoát được “vòng kim cô” đó”, chị Nguyễn Thúy Hà (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ.

Chị Hà cho biết, hiện nay trên địa bàn Hà Nội vẫn còn tình trạng trẻ con bán hàng rong hay trẻ em đứng ở các ngã tư đường có đèn xanh đèn đỏ, đến các quán ăn ngửa mũ xin tiền. Dù số này không còn đông như trước nhưng đây là tình trạng rất đau lòng. Những em bé còn rất nhỏ, thậm chí có em bé chỉ chưa được 1 tuổi đã bị người lớn bế đi khắp ngõ hẻm để “đánh” vào lòng thương người của người khác để ăn xin.

“Trước tôi cứ nghĩ chỉ những đứa trẻ có hoàn cảnh quá khó khăn mới đi ăn xin nên gặp bé nào xin hay bán hàng tôi đều cho các em ít tiền. Thế nhưng khi biết rất nhiều đường dây, thậm chí có những trường hợp chính gia đình bố mẹ lợi dụng các em để ăn xin. Nếu ai cũng cho tiền thì các em mãi trở thành “công cụ” kiếm tiền của những kẻ kiếm ăn trên thân xác các em”, chị Hà nói.

Nhức nhối nạn ép trẻ em đi ăn xin - Ảnh 1.

Vẫn xảy ra tình trạng lạm dụng trẻ em để ăn xin.

Mới đây, Clip cán bộ đội kiểm tra trật tự đô thị UBND phường Sa Pa (thị xã Sa Pa, Lào Cai) cầm mirco kêu gọi du khách không nên mua hàng của trẻ nhỏ đang được chia sẻ trên mạng xã hội thu hút đông đảo người chia sẻ, bình luận. Ông Vương Trinh Quốc, chủ tịch thị xã Sa Pa cho biết: “Việc các cháu nhỏ đi bán hàng tồn tại từ lâu do bố mẹ chứ bản thân các cháu có biết gì đâu. Mấy năm nay chúng tôi cũng đã tuyên truyền rất nhiều. Lần này thì chính quyền địa phương quyết tâm làm mạnh hơn nữa. Đề nghị các bậc phụ huynh, du khách phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện. Chúng tôi kêu gọi không mua hàng của các cháu là để bảo vệ quyền trẻ em”.

Ông Quốc cho biết thêm, dịp tết dương dịch vừa qua thời tiết Sa Pa xuống thấp nhưng các cháu vẫn được bố mẹ đưa đi bán hàng nhìn rất đáng thương, khiến hình ảnh du lịch Sa Pa xấu đi trong mắt du khách. Riêng đợt nghỉ lễ tết dương lịch có khoảng 65.000 du khách đến Sa Pa, mỗi năm thị xã Sa Pa ước đón hơn 3 triệu du khách trong và ngoài nước. Phòng văn hóa thông tin thị xã được giao soạn nội dung kêu gọi và chuyển đến các tổ tuần tra phát thanh trên xe lưu động để tuyên truyền.

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), hành vi “chăn dắt” trẻ em ăn xin trên đường phố, cho dù là người ngoài chăn dắt hay là cha mẹ các em cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Luật trẻ em đã quy định, hành vi bóc lột trẻ, bắt trẻ ăn xin bị nghiêm cấm. Từ trước đến nay, cũng có rất nhiều vụ việc chăn dắt trẻ ăn xin được phát hiện, nhưng chúng ta chủ yếu xử lý bằng cách đưa các em trở về nhà, sau đó yêu cầu cơ quan pháp luật vào cuộc. Những hành vi này thường không bị xử lý hình sự mà chỉ xử lý hành chính nên chưa đủ sức răn đe, đặc biệt là đối với hành vi nhiều lần để trẻ lang thang, ăn xin có tổ chức. Khi phát hiện tình trạng trẻ em ăn xin trên phố người dân gọi đến Tổng đài 111 hoạt động miễn phí 24/7.

Nguồn: Báo Điện tử Dân sinh

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang