Nguyên nhân bại não ở trẻ sơ sinh

(ĐHVO). Bại não là một tình trạng bệnh lý về thần kinh nặng nề do não bộ bị tổn thương. Tỷ lệ bại não khoảng 2/1000 trẻ mới sinh, bệnh có tỷ lệ mắc ở trẻ trai cao hơn trẻ gái (1.35/1). Vậy bệnh bại não có nguyên nhân do đâu? Biểu hiện và thể bệnh như thế nào?

Bại não (hay liệt não) là thuật ngữ chỉ một nhóm tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến sự kiểm soát các vận động cũng như tư thế. Do một hoặc nhiều phần của bộ não có chức năng điều khiển cử động bị tổn thương nên người bệnh không thể cử động các cơ của mình một cách bình thường

Vàng da sơ sinh có thể dẫn đến trẻ tử vong hoặc bại não suốt đời (Ảnh Internet)

Nguyên nhân dẫn đến bại não trẻ sơ sinh:

1. Nguyên nhân trước khi sinh: Do bị nhiễm trùng bởi các bệnh lý khác trong suốt thời kỳ mẹ mang thai: trong khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu sẽ rất dễ bị mắc các nhiễm trùng như rubella, tiểu đường, nhiễm độc thai nghén, nhiễm trùng hệ tiết niệu, nhiễm trùng ối… đây có thể là nguyên nhân làm tổn thương não của bào thai và dẫn đến bại não ở trẻ hoặc gây nên sinh non. Thiếu oxy não bào thai: trong trường hợp nhau thai bị bóc tách khỏi thành tử cung trước khi sinh hoặc chức năng của nhau thai bị giảm sút hay do chảy máu… vô tình làm suy giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi, điều này cũng khiến não bào thai thiếu oxy. Các bất thường bẩm sinh khác: Do bản thân trẻ trong khi còn là bào thai trong bụng mẹ thì đã có các bất thường về cấu trúc hệ thần kinh hoặc mắc nhiều bệnh di truyền khác; Di truyền: tình trạng rối loạn trong hệ gen là một trong những yếu tố tác động gây bại não ở trẻ. Mặc dù vậy di truyền cũng không hoàn toàn gây ra bại não mà còn do các yếu tố bên ngoài tác động vào thì mới có khả năng phát bệnh.

2. Nguyên nhân trong khi sinh: Sinh non: trẻ được sinh ra trước ngày trước 37 tuần thai. Đặc biệt trường hợp những trẻ sinh non trước 32 tuần và nhất là trước 28 tuần thì nguy cơ mắc bệnh bại não là rất cao. Trong quá trình chuyển dạ và sinh trẻ bị ngạt: Ở trẻ đủ tháng, ngạt có thể xảy ra giai đoạn trước hoặc trong chuyển dạ do suy yếu trao đổi khí máu qua bánh nhau. Hậu quả trẻ có thể bị bệnh lý não thiếu oxy, có thể kèm theo tổn thương các cơ quan khác. Sang chấn sản khoa: đây là tình trạng do thủ thuật hỗ trợ sinh sản kéo thai nhi ra khỏi cửa mình người mẹ đối với những ca sinh khó của bác sĩ đã trở thành mối nguy hại phổ biến.

3. Nguyên nhân sau sinh: Xuất huyết não: đây là triệu chứng do trẻ thiếu Vitamin K và thường gặp nhiều ở những nước đang phát triển. Vàng da: Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Trong khi đó, gan của trẻ lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết Bilirubin khỏi máu vì vậy gây nên vàng da. Nếu không phát hiện và điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý kịp thời có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do Bilirubin gián tiếp thấp vào não làm cho trẻ tử vong hoặc bị hại não suốt đời. Bại não mắc phải: ở ngay những năm đầu tiên sau khi sinh ra trẻ đã mắc các chứng bệnh gây tổn thương thần kinh như viêm màng não mủ, viêm não, chấn thương sọ não. Bại não mà không xác định được nguyên nhân: Theo thống kê thì có khoảng 30% trẻ bị bại não mà không xác định được chính xác nguyên nhân là do đâu.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bại não:

Ngay sau khi sinh ra trẻ không khóc ngay hoặc tiếng khóc bé, yếu, cơ thể tím tái. Cơ thể trẻ mềm nhũn sau sinh và không cử động chân tay hoặc ít vận động. Đặc biệt là khi trẻ có những hành động khua chân, tay bất thường hoặc có những hành động thiếu tự nhiên thì đó chính là dấu hiệu của bệnh bại não. Phần đầu của trẻ bị rủ xuống và không hoặc gặp khó khăn khi ngẩng lên. Xuất hiện triệu chứng co giật, bất tỉnh, sùi bọt mép. Mọi hành động đều chậm hơn so với những trẻ khác, chậm biết lẫy, ngồi, bò. Bên cạnh đó những trẻ bị bại não thường biết đi và biết nói chậm hơn các bạn cùng trang lứa. Giao tiếp với người xung quanh kém và không nhận biết được mẹ, những người thân xung quanh. Gặp khó khăn trong việc bú sữa và rất hay bị sặc sữa. Dịch mũi họng thường xuyên tiết ra, hay chảy dãi và khò khè. Ngoài ra có những biểu hiện khác như: lác mắt, sụp mí, giảm, mất khả năng nhìn, nghe kém, méo miệng…

Ngọc Châm (T/h)

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang