Người Việt Nam khi xa xứ

(DHVO). Có rất nhiều người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài, dù khó khăn gian khổ, dù phải sống xa quê cha đất tổ, hoàn cảnh sống có khác nhau,…họ  vẫn luôn cố gắng trở thành niềm tự hào của đồng bào của quê hương.

Ba y bác sĩ trẻ chưa từng là chiến sĩ nuôi quân của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam giành giải nhất cuộc thi “Vua đầu bếp” tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Nam Sudan.

trong-rau-xanh

Rau xanh trong doanh trại Việt Nam – Ảnh internet

Bà Hiroko Hirahara (Trưởng căn cứ Phái bộ Liên hợp quốc tại địa bàn Bentiu) cho biết, dù đã nhiều lần được thưởng thức các món ăn ngon của Việt Nam tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 cùng với các đoàn khách quốc tế, nhưng bà vẫn bất ngờ với sự thể hiện của đội tại cuộc thi Vua đầu bếp. Đó là cách trình bày sáng tạo, bắt mắt và thuyết trình món ăn rất hay, giúp mọi người hiểu thêm về nghệ thuật ẩm thực Việt Nam.

“Điều này cho tôi thấy các cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam không chỉ giỏi về chuyên môn y tế mà còn đa tài trong nhiều lĩnh vực. Tôi thực sự ấn tượng với các bạn”, bà Hiroko Hirahara nói.

trong-rau-xanh

Rau xanh trong doanh trại Việt Nam – Ảnh internet

Hay trước đó là những chiến sĩ ở Madagascar  những năn 40 của thế kỷ 20:

Năm 1941, thực dân Pháp đưa 27 người yêu nước Việt Nam đi đày tại đảo quốc Madagascar nằm trên Ấn Độ Dương, ở phía đông nam của lục địa Châu Phi.

Ngày 3/11/1942, quân Anh chiếm được toàn bộ đảo Madagascar từ tay Chính phủ Pétain của Pháp, thả tự do cho các tù nhân bị lưu đày, trong đó có nhóm 7 tình báo viên tương lai đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Dao-quoc-Madagascar

Đảo quốc Madagascar – Ảnh internet

Xin đưa đoạn trích trong cuốn Ông trùm của những huyền thoại tình báo để thêm một lần nữa tự hào về người Việt Nam khi sống xa Tổ quốc :

“Tỉnh trưởng Vondrouzou đến gặp mọi người trong trại. Ông thay mặt Chính phủ Madagascar đến công bố quyền tự do cho các tù nhân và tuyên bố : “ Trong khi chờ về Đông Dương, họ được quyền tham gia mọi sinh hoạt của người dân Madagascar và kêu gọi những người tù mang kiến thức mình có để giúp nhân dân Madagascar”. Những việc nhóm tù lưu đày ở đảo Nossilava đã tổ chức và cải thiện đời sống trong cảnh tù đày được đông đảo cộng đồng dân Madagascar biết đến và thán phục.

Nhóm tù cộng sản đăng ký giúp dân Madagascar việc trồng lúa nước và dệt vải.

Hai ông Thơm và ông Nữ yêu cầu Tỉnh trưởng và Ty nông nghiệp cấp người để đào tạo và hướng dẫn đắp đập ngăn nước làm ruộng lúa. Họ vẽ các kiểu cày, kiểu bừa để thợ mộc làm rồi mang ra ruộng thao tác cho số học viên người Madagascar học theo. Các quy trình gieo mạ, cấy lúa rồi chăm bón được họ hướng dẫn nhiệt tình. Duy nhất khâu bón phân, chủ yếu là phân bò thu gom là bị dân Madagascar nghi ngại. Họ cho rằng gạo nhờ phân bò mà có thì ai dám ăn. Về sau thực tiễn khi thu hoạch đã thúc đẩy tập quán canh tác lúa nước của người dân Madagascar. Sau đấy có nhà khoa học người Pháp cho biết, Chính phủ bảo hộ Pháp biết ích lợi của kỹ thuật canh tác này nhưng họ không muốn truyền thụ vì sợ ảnh hưởng tới chính trị xã hội ở địa phương nên không muốn áp dụng. Họ nói tránh như vậy chứ thực ra đây là chính sách “ Ngu để trị” mà nhà cầm quyền Pháp hay dùng với các sắc dân thuộc địa.

Dao-quoc-Madagascar

Đảo quốc Madagascar – Ảnh internet

Vondrouzou cũng như cả đảo Madagascar có nhiều ruộng trồng bông. Đến kỳ thu hoạch, Chính quyền bảo hộ thu bông đóng thành kiện rồi dùng tàu biển chở về Pháp. Người giàu ở Madagascar mua vải từ nước ngoài để may quần áo còn dân nghèo đa phần vẫn chỉ dùng những tấm sup-bic đan bằng lá raphia quấn vào người thay quần áo. Họ hoàn toàn không biết từ bông có thể kéo thành sợi để dệt quần áo như người Việt Nam.

Ông Phan Bôi vốn xuất thân trong một gia đình chuyên nghề dệt vải ở miền Trung nhận lời giúp dân ở tỉnh Karianga. Ông Huỳnh Văn Thơm giúp dân ở tỉnh Vondrouzou và cùng ông Nguyễn Văn Cảnh hướng dẫn thợ mộc Madagascar đóng khung cửi máy dệt. Riêng gơ các ông vót bằng tre và làm trước cho thợ làm theo. Các ông được Tỉnh trưởng Ravel và bà vợ đích thân tuyển chọn thợ dệt từ các nữ sinh khéo tay để học cách kéo sợi từ quả bông. Từ sợi, các ông lại hướng dẫn các thiếu nữ Madagascar mắc sợi vào khung, rồi chân dậm máy, tay đưa thoi dệt lên những thước vải đầu tiên trong lịch sử Madagascar. Tỉnh trưởng Voundrouzou và các quan chức được chứng kiến, nhìn tận mắt, sờ tận tay thước vải đầu tiên đã phải thốt lên : Đây là niềm vui mừng to lớn của dân tộc. Chúc mừng quận Karianga có vinh dự là nơi đầu tiên dệt được vải ở Madagascar.

Những người tù lưu đày tại Madagascar còn truyền thụ trong khả năng của mình các kỹ thuật đan mây tre, làm thợ bạc chế đồ trang sức, sửa chữa đồng hồ hoặc gò rèn các dụng cụ làm bếp, dụng cụ lao động”.

Và vô vàn những người Việt Nam xa xứ khác đã và đang không ngừng mang văn hóa, tinh thần Việt Nam đến với thế giới, với bạn bè quốc tế.

Công Thiết


Bài viết liên quan

43

Chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng thành phố Nam Định

“Tháng 3 giỗ mẹ” – tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

1

Bầu chọn danh hiệu “Vận động viên (VĐV) tiêu biểu và đề cử vận động Thể thao người khuyết tật xuất sắc thành phố Hải Phòng lần thứ 30 năm 2023”

tl-1-5308.jpg

Quảng Bình: Triển lãm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

thoi-3-2228

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy xoá mù chữ ở Lạng Sơn

D29031

Giải marathon Quốc gia 2023 xác lập kỷ lục Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang