Người thương binh nỗ lực vươn lên làm giàu

(ĐHVO) “Thương binh tàn mà không phế” đó là lời động viên, khen ngợi của Bác Hồ dành cho những thương binh, đã hy sinh một phần cơ thể, xương máu cho cuộc đấu tranh vì độc lập tổ quốc. Họ chiến đấu hết mình trên chiến trường nhưng khi rời quân ngũ trở về với cuộc sống thường ngày, họ đã tự mình vượt qua bệnh tật, tự lao động sản xuất kinh doanh nuôi sống gia đình và bản thân. Điển hình là ông Nguyễn Văn Thành (thương binh hạng 2/4 ở xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận), tinh thần lạc quan được thể hiện qua giọng hát và cũng được thể hiện qua mọi hoàn cảnh sống của người cựu chiến binh này.

Năm 1975, ông Nguyễn Văn Thành rời quân ngũ, trở về địa phương. Khi trở về cuộc sống đời thường, trong điều kiện kinh tế gia đình hết sức khó khăn, ông luôn trăn trở làm thế nào để bảo đảm cuộc sống ổn định. Dù điều kiện sức khỏe hạn chế, nhưng ông đã xoay sở rất nhiều nghề. Với ý chí quyết tâm của người lính “Cụ Hồ” và là trụ cột gia đình, thương binh ông Nguyễn Văn Thành đã vượt lên chính mình, không chấp nhận đầu hàng số phận tìm kiếm cách thức làm ăn. Sau thời gian gắn bó với cây lúa, cây màu, cuối cùng ông chọn cây thanh long và chăn nuôi bò để phát triển kinh tế gia đình. Với ý chí kiên cường, ông đã kiên trì học hỏi kỹ thuật chăn nuôi và sản xuất từ trong sách báo, tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và các mô hình hiệu quả, cộng với thực tiễn vừa sản xuất, vừa rút kinh nghiệm nên các năm tiếp theo đã từng bước đem lại thu nhập ổn định.

Ông Nguyễn Văn Thành thực hiện mô hình sản xuất kinh doanh mới

“Bước đầu thực hiện mô hình này, bản thân tôi gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm, cộng thêm mỗi lần vết thương tái phát, cơ thể đau nhức chỉ muốn buông xuôi”, ông Thành tâm sự. Nhưng với tinh thần, nghị lực của người lính bộ đội Cụ Hồ đã trở thành sức mạnh để ông và gia đình vươn lên. Đến nay, hàng năm ông thu nhập trên 300 triệu đồng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thành còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của nhiều đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi… Ngoài ra, ông còn vận động các thành viên trong gia đình nghiêm túc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các phong trào do địa phương phát động. Nhiều năm liền ông được tuyên dương “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” cấp huyện, cấp tỉnh và Trung ương.

Sự cố gắng, phấn đấu vượt khó, nỗ lực vươn lên của người thương binh Nguyễn Văn Thành không thể đong đếm bằng vật chất, mà đó là sự nỗ lực, quyết tâm để làm kinh tế giỏi, nuôi dạy các con ăn học thành tài. Điều đó đáng trân trọng, bởi ẩn sau sự tần tảo hy sinh của người cha là hình ảnh người lính Cụ Hồ dũng cảm chiến đấu, xung kích trước mọi mặt trận, là một minh chứng thiết thực và gần gũi cho câu nói “Thương binh – Tàn nhưng không phế”, vẫn âm thầm dâng hiến và tô điểm cho cuộc sống ngày một tươi đẹp và hạnh phúc và đóng góp xây dựng quê hương thời bình ngày càng phát triển giàu đẹp hơn.

Nam Phương

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI GIA ĐÌNH TRẺ EM VÀ NGƯỜI BẠI NÃO VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI CHẠY THIỆN NGUYỆN “NÂNG BƯỚC CHÂN EM” LẦN THỨ 6

SEE_5346

Trao giải cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024

Picture1

“Vá lành” những mảnh khuyết cuộc đời bằng đôi bàn tay khéo léo

z5916242329405_55c88a8cf81ef44bfcd7e6a8b48c7ad1

THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI ĐẢM BẢO HÒA NHẬP CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Picture1

Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam: Ủng hộ 87 người khuyết tật bị ảnh hưởng sau bão lũ

Picture3

NHU CẦU VỀ THÔNG TIN PHÁP LUẬT VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÙNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang