Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan nhấn mạnh: Gói hỗ trợ thể hiện trách nhiệm của Chính quyền TP trước những khó khăn mà người dân TPHCM ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, quan tâm đến công nhân lao động, người lao động tự do, người yếu thế trong xã hội.
Người thụ hưởng chính sách hỗ trợ Cvid-19 không phải làm thủ tục
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan nhấn mạnh: Gói hỗ trợ thể hiện trách nhiệm của Chính quyền TP trước những khó khăn mà người dân TPHCM ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, quan tâm đến công nhân lao động, người lao động tự do, người yếu thế trong xã hội.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan khẳng định và cho rằng thủ tục để người dân tiếp cận chính sách được thiết kế một cách đơn giản nhất theo hướng người thụ hưởng chính sách không phải làm thủ tục. Trách nhiệm làm thủ tục do người sử dụng lao động và của cơ quan hành chính ở UBND phường, xã, thị trấn thực hiện.
“Viêc chi hỗ trợ phải kịp thời, triển khai nhanh mà không phiền hà, làm nhanh mà có hiệu quả nhất và công khai, minh bạch, đúng đối tượng không để lợi dụng chính sách. Gói hỗ trợ năm nay, người lao động không phải làm giấy tờ thủ tục” – Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan nhấn mạnh.
Về thời gian thực hiện, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, gói hỗ trợ được thực hiện ngay trong tháng 7/2021 và kết thúc vào tháng 8/2021. Các quy trình được thực hiện nhanh chóng. Trong vòng 7 ngày từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan chức năng phải thẩm định, phê duyệt và chi trả ngay tiền hỗ trợ, hoặc phản hồi lại người dân nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện nhận hỗ trợ.
“Phương thức chi trả là thông qua tài khoản cá nhân của người lao động, chủ hộ kinh doanh, thương nhân tại các chợ truyền thống; trường hợp người dân không có tài khoản thì chi trả trực tiếp tiền mặt.” – Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan lưu ý và cho biết thêm, cùng với thực hiện gói hỗ trợ theo Nghị quyết 09 của HĐND TPHCM, TP cũng triển khai gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.
Gói hỗ trợ được thực hiện ngay trong tháng 7/2021 và kết thúc vào tháng 8/2021
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và xã hội TP Lê Minh Tấn cho biết: gói hỗ trợ lần 2 của TPHCM trị giá 886 tỷ đồng. Trong đó, có 6 nhóm được hỗ trợ; hỗ trợ tiền ăn; hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; chính sách hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19; hỗ trợ hộ kinh doanh phải dừng hoạt động; hỗ trợ thương nhân tại các chợ truyền thống.
Đối với chính sách hỗ trợ tiền ăn, TP hỗ trợ cho người áp dụng biện pháp cách ly y tế với mức 80.000 đồng/người/ngày. Đồng thời, hỗ trợ cho người tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 với mức hỗ trợ 120.000 đồng/người/ngày.
Về hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, TP hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người (hỗ trợ một lần). Riêng đối với lao động nữ đang mang thai thì được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người; người lao động đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ em và chỉ hỗ trợ cho 1 người là mẹ, hoặc cha, hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng.
TP có hỗ trợ với 6 nhóm công việc: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ (buôn bánh ban bưng)
Bên cạnh đó, TP cũng hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mức hỗ trợ một lần là 1,8 triệu đồng/người. Phụ nữ mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.
Đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, TP cũng hỗ trợ mức 50.000 đồng/người/ngày trong thời gian TP áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, với các hộ kinh doanh cá thể dừng hoạt động (trừ hoạt động cho thuê nhà/mặt bằng) theo yêu cầu của UBND TPHCM để kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc, Quận 12 và các khu vực khác áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, TPHCM hỗ trợ trực tiếp bằng tiền với mức 2 triệu đồng/hộ.
Ngoài ra, đối với thương nhân tại các chợ truyền thống có quầy sạp, có mã số thuế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, TP hỗ trợ gần 60.000 điểm kinh doanh với mức từ 150.000 – 300.000 đồng/điểm kinh doanh/tháng. Thời gian hỗ trợ là 6 tháng, từ tháng 7/2021 đến hết tháng 12/2021.
“Chỉ tính riêng 3 nhóm lao động đã có khoảng 235.000 người thuộc diện hỗ trợ. Cụ thể, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương có 80.000 người; người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp có 24.500 người; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 với 230.000 người. Riêng kinh phí hỗ trợ 3 nhóm người lao động gần 554 tỷ đồng. Ông Tấn cho biết.
Trong vòng 7 ngày từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan chức năng phải thẩm định, phê duyệt và chi trả ngay tiền hỗ trợ cho người dân
Ngoài ra, TP có hỗ trợ với 6 nhóm công việc: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ (buôn bánh ban bưng); thu gom rác, phế liệu; bốc vác, chuyển hàng bằng xe ba gác, thô sơ; bán lẻ vé số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ); làm các công việc thuộc các ngành nghề, lĩnh vực phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND TPHCM tại Công văn số 1749 ngày 30/5 (làm tại khu vui chơi, giải trí, địa điểm du lịch, tham quan, di tích, bảo tàng, thư viện, trung tâm thể dục thể thao…). Trong đó, người chạy xe ôm thuộc nhóm tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ) trong chính sách hỗ trợ đối với lao động tự do.
Không biết mình có nằm trong diện được hỗ trợ hay không, bà Nguyễn Thị Mùi (54 tuổi, huyện Nhà Bè) đã điện thoại cho tôi với giọng hồ hởi, cô ơi (pv) tôi nghe thông tin lao động tự do được nhà nước hỗ trợ trong đợt dịch Covid-19 lần này phải không cô? Lúc chưa dịch tôi bán báo ở Quận 1 còn ông chồng chạy xe ôm, từ lúc TP thực hiện giãn cách tôi ở nhà thất nghiệp cho đến nay, ông chồng thì chạy xe ôm lúc có lúc không, chỉ đủ tiền để trả tiền thuê nhà và trang trải hàng ngày. Sau khi tôi báo bà được nằm trong diện nhận gói hỗ trợ đợt 2 của thành phố, bà mừng rỡ nói: “Được nhận tiền hỗ trợ tôi mừng lắm cô ah, lần trước hai vợ chồng tôi không được nhận hỗ trợ. Dịch khó khăn như vậy có được một đồng cũng mừng chứ đừng nó gì được hỗ trợ vài triệu”.
Nguồn Báo Điện tử Dân sinh