Người thay đổi tương lai của những đứa trẻ khuyết tật

(ĐHVO). Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng nhà giáo Nguyễn Thị Thuận (Ninh Xá, Bắc Ninh) vẫn dành phần lớn thời gian dạy học cho những trẻ em là người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn. Cô tâm niệm rằng để có thể thay đổi tương lai của những đứa trẻ ấy cách tốt nhất là trang bị kiến thức thật tốt cho các em. Chính lòng quyết tâm, tình yêu thương của cô đã giúp đỡ được rất nhiều người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa…

Hàng ngày mọi người nơi đây đều có thể thấy cô Thuận đạp xe đến từng nhà các em học sinh nghèo để dạy học miễn phí. Không những thế cô còn “nhờ” được rất nhiều thầy cô trên địa bàn tự nguyện dạy một kèm một. Hằng tối người ta lại bắt gặp những thầy cô giáo tự nguyện phóng xe có khi cả chục cây số đến nhà học sinh để dạy học.

Cô Thuận từng là giảng viên của trường Cao đẳng sư phạm Bắc Hà cũ (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh), cô công tác ở trường đến khi nghỉ hưu. Với 37 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Thuận thường xuyên quan tâm giúp đỡ những học sinh, sinh viên kém may mắn. Nhớ lại quãng thời gian ấy, cô Thuận xúc động: “Thực ra cách làm của tôi cũng đơn giản, điều quan trọng là khơi dậy tình cảm thương yêu, đoàn kết trong tập thể lớp và tránh tạo sự mặc cảm, tự ti ở những em không may bị khuyết tật, những em có hoàn cảnh khó khăn…”.

Cô Nguyễn Thị Thuận và người có hoàn cảnh khó khăn – Ảnh minh họa

Cô Thuận kể, ban đầu Cô Thuận gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động thiện nguyện của mình, nhưng nhờ tình yêu thương, niềm tin, hy vọng thay đổi tương lai cho các trẻ em nghèo khó, cô tình nguyện trích một phần lương giáo viên ít ỏi của mình để giúp đỡ học sinh. Và chính nhờ cách làm này mà rất nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã tiếp thêm nghị lực để vượt lên hoàn cảnh, nỗ lực học tập, phấn đấu và thành đạt.

Từ cuối năm 2011, cô Thuận còn thành lập “Hội đỡ đầu những người mù có hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Bắc Ninh” với sự tham gia của rất nhiều nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, ngoài những thầy cô giáo đã cùng cô dạy học cho học sinh còn có những sự giúp đỡ, ủng hộ của các thế hệ học sinh cũ. Hiện nay, thường xuyên có gần 20 em học sinh cũ luôn đồng hành cùng cô giáo Nguyễn Thị Thuận trên những hành trình thiện nguyện. Đó có thể là những người đã thành đạt hay thậm chí là những bạn sinh viên còn nghèo khó nhưng vẫn tiết kiệm chi tiêu để có tiền giúp đỡ người khuyết tật… Cô Thuận chia sẻ: “Hoạt động thiện nguyện của Hội được như ngày hôm nay là kết quả chung của tất cả mọi người. Cô chỉ đóng vai trò là cầu nối, kết nối những nhà hảo tâm, những người giàu tình thương với những số phận kém may mắn mà thôi”.

Tính tới thời điểm này, Hội đã giúp đỡ được hàng trăm em có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm thiện nguyện ấy đã giúp các em nhỏ vượt qua được mặc cảm bản thân và tự tin viết nên những trang mới cho cuộc đời mình. Bản thân cô giáo Nguyễn Thị Thuận thì luôn tâm nguyện sẽ cố gắng làm công việc này cho tới khi nào nhắm mắt xuôi tay…

Nam Phương

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang