(DHVO). Đó là anh Lê Thanh Tùng, ở thôn Đình Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Cách đây 4 năm, anh Tùng bị tai nạn, tưởng không qua qua khỏi. Từ cõi chết trở về với cơ thể không còn lành lặn: Mất 1 cánh tay, cánh tay còn lại bị dị tật, biến dạng, nửa bàn chân bị cắt bỏ không thể đi lại. Dù vậy, anh vẫn vươn lên, trở thành chủ cơ sở sản xuất cơ khí, tạo việc làm cho nhiều thanh niên địa phương.
Chị Vũ Thị Nhung, Bí thư đoàn xã Báo Đáp huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cho biết: Vụ tai nạn lao động xảy ra cách đây hơn 4 năm. Khi anh đang thi công phần mái tôn cho ngôi nhà hai tầng tại xã thì bất thần dòng điện từ đường dây cao thế phóng điện khiến cơ thể anh gần như cháy rụi, thậm chí không còn nhiều cơ hội sống sót.
Hình ảnh khi anh Tùng điều trị bệnh viện bỏng Quốc gia trong tình trạng chết hồng.
Trong thời gian điều trị, câuchuyệnvềanhđược chia sẻtrênmạngxãhội, đươc mọingườigiúpđỡnêngiađìnhanhvơibớtkhókhăn. Sau thời gian dài điều trị, anh Tùng trở về trong tình trạng mất 1 bên tay, cánh tay còn lại bị dị tật, biến dạng, nửa bàn chân bị cắt bỏ không thể đi lại. Kinh tế gia đình vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn khi anh là lao động chính, nay lại trở thành gánh nặng cho gia đình. Có lúc anh nghĩ mình chết đi cho gia đình đỡ khổ nhưng nhìn lại người vợ hiền vẫn luôn ân cần chăm sóc, 2 đứa con còn nhỏ dại, một đứa được 5 tuổi, một đứa mới 3 tháng tuổi rất cần sự che chở của bố,và ý chí vượt lên mọi khó khăn của anh đã trỗi dậy.
Bằng nghị lực của bản thân, sự yêu thương, động viên của gia đình, bạn bè, làng xóm giờ đây anh Tùng đã trở lại là một thanh niên tự tin, lạc quan và thành công. Không từ bỏ công việc mình đang làm với một xưởng cơ khí, sau 5 tháng anh đã tập hợp các thanh niên đã từng cùng làm với mình trước kia, anh đứng ra nhận các công trình rồi giao cho đội thợ thi công. Với cách làm việc tỉ mỉ và cẩn thận, tên tuổi của anh đã gây dựng được uy tín ngày càng lớn.
Giờ anh đã xây dựng được nhà xưởng quy mô lớn hơn, tạo việc làm ổn định cho 6 – 10 lao động. Gia đình anh từ một hộ nghèo vào năm 2014, đến nay đã vươn lên trở thành hộ khá, thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng. Không những thế, anh còn là người liên kết với một số anh em tại địa phương,thành lập tổ hợp tác sản xuất cơ khí mái tôn và đến hôm nay công trình mà các anh thi công đã vươn xa ở trong và ngoài tình.
Nhà xưởng quy mô của anh Lê Thanh Tùng tại xã Báo Đáp.
Với những nỗ lực cố gắng và những đóng góp đó, anhTùng đã vinh dự được UBND huyện và Huyện đoàn Trấn Yên tặng giấy khen và nhiều phần thưởng khác.
Anh Tùng đi nhận bằng khen UBND huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái.
Trần Thị Kiều, Phạm Trung Kiên.