Người phụ nữ nghèo bán đất mở Trung Tâm dậy nghề từ thiện

(DHVO). Nằm trong con ngõ nhỏ của thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa được nhiều người biết đến như là ngôi nhà đầy tình yêu thương của người khuyết tật.

Trong không gian thoáng đãng của Trung tâm, có nhiều người đang trò chuyện ríu rít. Một người phụ nữ tên là Nguyễn Thị Năm nhà ở gần Trung tâm ngày nào cũng đi bộ qua quãng đường khoảng hơn 1km đến trung tâm rồi chiều lại đi bộ về. Từ khi sinh ra, ông trời đã lấy đi của chị trí khôn và đôi tay lành lặn.

Cho đến tận bây giờ, ít ai tin được rằng, chị Đoàn Thị Hoa (thôn Thanh Oai, Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội) đã từng bán đất để thành lập trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật. Có một thời gian dài, nhiều người, kể cả người thân trong gia đình chị cũng bảo chị bị “khùng”. Thế nhưng, nhìn vào những việc chị Hoa làm được hơn 10 năm qua, nhiều người tin rằng, người phụ nữ có trái tim nhân hậu này đã làm được những điều kỳ tích.

Ảnh minh họa – Nguồn internet

Bà Hoa vốn là một nông dân thực thụ với một trang trại nuôi heo. Năm 2005 bà đi giúp một trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật rồi chợt nghĩ, tại sao không trực tiếp giúp họ ngay tại nhà mình. Vậy là năm 2007, bà Hoa xin phép thành lập cơ sở dạy nghề nhân đạo. Ban đầu nói chuyện với gia đình về dự định thành lập trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật, gia đình và họ hàng chị phản đối dữ dội. Nhưng thấy chị vẫn quyết tâm và có tình cảm đặc biệt dành cho những người khuyết tật nên mọi người cũng đồng ý, giúp đỡ chị cùng thành lập trung tâm. Con trai chị vẫn hay dỗi mẹ: “Mẹ là người có một không hai trên đời, không tìm được người mẹ nào thứ hai như thế, thương người hơn cả thương con mình”.

 

Ảnh Minh họa – nguồn internet

Sau thời gian dài nỗ lực vay mượn người thân, xin trợ cấp từ chính quyền và các chi hội, cuối cùng ngày 28/8/2007, Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa đã chính thức ra đời ngay trên mảnh đất của gia đình. Mới đầu, cơ sở gồm hai dãy, một dãy nhà xưởng có diện tích 112m2 và 67m2 làm dãy phòng ở. Chị vay mượn thêm của anh em, họ hàng được hơn 35 triệu đồng mua 10 chiếc máy khâu, 1 máy vắt sổ, 1 máy dập khuy và đón nhận 15 học viên khuyết tật đầu tiên vào học. Chồng chị cho biết, mới đầu, anh chưa quen với việc có những thành viên lạ và dị dạng hiện diện trong gia đình nên mọi sinh hoạt bị đảo lộn. Nhưng các cháu ở lâu lại trở thành thân thiết với gia đình. Chỉ cần một ngày tất cả các cháu đi giao lưu ở đâu đó, vắng tiếng cười nói rôm rả là ngôi nhà ảm đạm hẳn.

Tháng 8-2007, 15 người khuyết tật được đón về trung tâm. Bà Hoa nhìn bàn tay họ và nhận tất cả những ai có khả năng tự chăm sóc bản thân, dù họ bị khuyết tật vận động, câm điếc hay thiểu năng trí tuệ. Những người ở gần thì được gia đình sáng đưa đến, tối đón về. Còn người ở xa thì được bố trí ăn ở tại chỗ. Họ lao động ra sản phẩm thì được trả lương.

Tiếng lành đồn xa, các em tìm đến với trung học rất đông. Chị Hoa tự hào: “Các con của chị trải dài khắp Tổ quốc, trong Nam ngoài Bắc đâu đâu cũng có học trò của chị”. Nhưng cũng chính vì lẽ đó mà việc chăm lo cho học trò của chị Hoa ngày càng trở nên vất vả hơn. Chị tất bật lo dạy nghề, từ chỗ ăn chỗ ở, cho đến chỗ sinh hoạt cho các em. Có đợt khó khăn, túng thiếu, bán không được hàng, để có tiền lo ăn ở và dạy học cho các em chị phải bàn bạc với chồng bán đi một mảnh đất vườn của gia đình. Ban đầu, chồng chị cũng phân vân, bởi vài năm nữa miếng đất đó bán đi sẽ rất được giá. Nhưng thấy vợ ngày đêm suy nghĩ, mặt khác thương hoàn cảnh khó khăn của các em, chồng chị đồng ý bán. Đến thời điểm hiện tại, chị đã phải bán đi hai mảnh đất để duy trì trung tâm.

Hơn 10 năm qua, chị Hoa lặng lẽ cống hiến, dốc lòng vì trẻ em khuyết tật, nhiều người đã được chị dạy dỗ, dìu dắt nên người. Chị vừa là người thầy vừa là người mẹ thứ hai của các học viên. Học trò của chị, giờ đã có người lập gia đình sinh con đẻ cái, người tự lập mở cửa hàng riêng, ai cũng đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc to lớn của chị Hoa khi nhìn thấy những đứa con bé bỏng của mình trưởng thành.

Giờ đây, chị chỉ mong muốn sao cho trung tâm được biết đến nhiều hơn, để có nhiều những tấm lòng hảo tâm đến giúp đỡ, xây dựng trung tâm khang trang hơn, giúp nhiều số phận thiệt thòi hơn nữa.

Nam Phương (T/H)

 

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang