Người mẹ nghèo ở Tiền Giang nuôi 6 con câm điếc, mù lòa

(DHVO). Hơn 60 năm tần tảo nuôi con, bà Chín Thủ dường như muốn kiệt sức. Bà gầy nhòm. Nhìn bà và những người con của bà, chúng tôi không sao cầm lòng được.

Bà đã già, tóc bạc nhiều. Bà ngồi trên ghế đá sau chiếc bàn kê giữa sân. Bà không cao, da dẻ đã nhăn nheo…

Bà có tên là Nguyễn Thị Bảy nhưng người trong vùng gọi bà theo tên chồng, bà Chín Thủ. Nhà bà ở sâu trong khu phố Mỹ

Thuận, phường Nhị Mỹ, Thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Năm nay bà nước vào tuổi 82.

Chúng tôi đến thăm bà vào một buổi sáng. Đã 10h, bà vẫn ngồi đó. Đôi mắt nhìn thẳng về phía trước thềm nhà. Sau tiếng chào hỏi thông thường, bà tiếp tục im lặng.

Chúng tôi nhìn theo ánh mắt của bà. Thì ra, trước và dọc theo hông căn nhà có hàng cột chống đỡ mái nhà. Ở mỗi gốc cột nhà, một phụ nữ đang ngồi tựa lưng. Người nào cũng thế, gương mặt như lạc thần. Đôi mắt họ mở to nhìn vào một nơi vô định. Không một tiếng nói, không một tiếng cười.

Có 4 người ngồi như thế. Bên trong nhà, có thêm 2 người phụ nữ nữa. Một già một trẻ đang vui đùa cùng nhau. Sở dĩ nói họ đang đùa vì có tiếng cười chứ thật ra chẳng có tiếng nói nào. Bất ngờ, người phụ nữ trẻ tay cầm chiếc giỏ chạy thẳng ra chỗ bà Chín Thủ.

Chị nhìn bà không nói tiếng nào, chỉ nở nụ cười thật tươi, đưa hai tay ra phía trước, miệng thốt ra không thành tiếng. Bà Chín cười, gật đầu ra vẻ hiểu câu chuyện rồi đứng dậy. Chị lấy chiếc giỏ đi thẳng vào trong nhà.

‘Nó là cháu ngoại tôi đó. Tôi sinh được 6 người con nhưng chỉ còn 5. Trong đó có một người con trai. Các con tôi sinh ra đều chung một bệnh, câm điếc. Chỉ có 2 đứa và cháu ngoại còn sáng mắt, 3 đứa kia đều mù mặc dù mắt nó vẫn mở to và không có dấu hiệu bệnh về mắt.

gia đình Bà Chín ThủẢnh Minh họa – nguồn internet

Bà kể tiếp, bà sinh đứa con đầu vào năm 1957. Khi ấy, vùng này chiến tranh, bom đạn trút xuống liên miên. Đứa con đầu sinh ra khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng chỉ vài năm sau, mắt nó không thấy rồi tai không nghe, miệng không nói được.

Đến đứa thứ 2 cũng thế. Cứ nghĩ có thể đường ăn ở của mình không tốt nên không gặp may. Nhưng nếu không may thì chỉ một hai đứa thôi, đằng này cả 6 đứa con đều thế cả.

‘Đứa cuối cùng tôi sinh vào năm 1977’. Giọng bà chùng xuống. Bà nói như khóc, ‘Gánh nặng nuôi con tật nguyền đè nặng trên vai, vậy mà nỡ lòng nào ổng bỏ tôi đi. Ông mất sau cơn bạo bệnh để mình tôi nuôi các con đến hôm nay’.

Hơn 60 năm tảo tần nuôi con, bà Chín Thủ dường như muốn kiệt sức. Bà gầy nhom. Nhìn bà và những người con của bà, chúng tôi không sao cầm lòng được.

‘Đã thế vào năm 1981, tôi thấy đứa con thứ 4 không bình thường. Bụng nó càng ngày càng lớn. Cuối cùng tôi mới phát hiện nó có bầu. Mà có với ai? Lúc nào? Nó không nói, không nghe được nên rất khó hỏi. Nhưng rồi câu chuyện cũng dần sáng tỏ.

Chị tôi – dì nó – có việc nhờ nó lên giúp. Ở trong nhà dì, anh rể nó ve vãn làm sao mà rồi nó có bầu sinh ra bé gái. Đã khổ lại khổ thêm, tôi phải nuôi thêm đứa cháu ngoại bất đắc dĩ. Nó không mù nhưng cũng câm cũng điếc. Lúc đó tôi hận thằng rể của chị tôi lắm nên khi con bé sinh ra, tôi đặt cho nó cái tên Nguyễn Hồng Hận’.

Bà Chín Thủ và con gáiẢnh Minh Họa- Nguồn internet

Cô cháu ngoại lại chạy ra bên bà. ‘Nó là Hồng Hận đó. Nó muốn mẹ nó và các dì đan giỏ đi vì trưa rồi. Cả nhà bây giờ chỉ trông cậy vào nguồn thu nhập này thôi. Dù mù, dù câm, dù điếc nhưng các con cháu tôi đều làm việc được. Những chiếc giỏ đan ra được trả công tuy ít nhưng còn hơn không. Mỗi người một ngày chỉ đan được một giỏ. Tiền công cho cả nhà chưa được 100.000đ/ngày nhưng cũng góp phần vào việc chi tiêu’.

Bà xin phép chúng tôi ngưng câu chuyện để ‘điều động’ 5 thợ đan vào làm việc. Các chị ngồi cạnh nhau. Người còn sáng mắt thì nhìn vào giỏ. Người mù thì tay đan nhưng mặt lại ngước lên trên cao. Tất cả đều nhuần nhuyễn tay nghề…

Trong lúc các chị đan giỏ, từ phía sau người con trai của bà đang lục soạn lại những đồ nghề sửa xe. Anh không mù nhưng cũng như những chị em khác, vẫn câm điếc. Nhiều năm nay, anh sống bằng đôi bàn tay của mình. Thu nhập không nhiều nhưng cũng đủ bữa đói bữa no.

Bà Chín bước ra nhìn vào bầy con của mình. Cặm cụi làm chẳng cần biết nắng mưa hay trưa tối gì. Có lẽ họ chỉ cần những cái vuốt ve thân yêu của mẹ, những chén cơm thấm đẫm tình người để sống cho hết quãng đời còn lại.

Bà Chín buông tiếng thở dài: ‘Tôi đã hơn 80 tuổi, không biết sau khi tôi mất ai sẽ lo cho chúng từng bữa cơm, manh áo đây?’.

Ông Nguyễn Văn Thệ, chủ tịch UBND phường Nhị Mỹ thừa nhận hoàn cảnh của đình bà Chín Thủ rất đáng thương. Các con bà bị dị tật là hậu quả của chất độc da cam. Chính quyền địa phương cũng rất quan tâm hỗ trợ theo đúng các chế độ chính sách đã qui định. Ngoài ra, các nhà hảo tâm cũng thường xuyên giúp đỡ để đình bà bớt đi phần nào khó khăn trong cuộc sống.

Nam Phương (Tổng Hợp)

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang