Người khuyết tật vô hình trong thế giới chung

(ĐHVO). TS Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc DRD, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam, là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019 cho biết, theo khảo sát của một trường ĐH ở Mỹ về thanh thiếu thiếu niên Việt Nam thực hiện vào năm 2015 thì có đến 100% NKT trong độ tuổi thanh thiếu niên được khảo sát đều từng có ý định… tự tử.

Hình minh họa, nguồn internet

Đối tượng người khuyết tật ở đây có thể là người bị bẩm sinh từ nhỏ, cũng có người vừa mới gặp tai nạn hay một căn bệnh gần đây. Họ có thể là những cá nhân rất xuất sắc, đang theo đuổi một bộ môn thể thao chuyên nghiệp hay có khả năng hát, múa, nhảy. Có thể sau khi bị chấn thương, họ vẫn nhận được sự giúp đỡ, thông cảm, hỏi han của gia đình, bạn bè, người xung quanh, nhưng chính bản thân họ lại mang tâm lý tự nhủ rằng bản thân chỉ thành người thừa, vừa tốn kém về kinh tế, vừa không làm được gì giúp ích cho gia đình và xã hội. Ở cái lứa tuổi mới lớn ấy, khi khát khao được hòa nhập, cống hiến, được trải nghiệm thử thách cái mới đang mãnh liệt thì lại gặp phải cú sốc về tinh thần, chưa thể làm quen với thực tại. Đâu đó trong họ không thể phân biệt được lòng tốt kia với sự thương hại cách xa bao nhiêu. Họ chỉ không muốn trở thành người khiến người khác phải thương hại mà thôi.

Đúng là số người khuyết tật không chiếm phần nhiều trong xã hội, nhưng những người khuyết tật lại ảnh hưởng đến ít nhất 1 đến 2 cá nhân khác. Điều này đã làm nhân đôi đối tượng ảnh hưởng, ít nhiều cũng tác động đến GDP.

Đó cũng là lí do mà nhiều người khuyết tật quyết tâm làm việc lấy cái nghề, cái nghiệp, làm tăm, ca hát, thành lập đội văn nghệ. Họ không muốn đón nhận sự giúp đỡ của người khác mà không trao lại được gì. Và trên hết họ vẫn có thể lao động.

Tuy nhiên, theo TS Hoàng Yến, cho đến nay NKT Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội và tham gia vào những hoạt động. Chỉ có 0,1% người khuyết tật tốt nghiệp đại học hay cao đẳng, 30% có công ăn việc làm tạo được thu nhập.

Rất nhiều NKT vẫn không có được những dụng cụ hỗ trợ cần thiết cho cuộc sống thường ngày, đại đa số NKT không sử dụng được các phương tiện giao thông công cộng để có thể đi học hay đi làm. NKT rất thiếu một môi trường hoà nhập để trở thành một phần của xã hội.

Chúng ta đang phấn đấu vì một thế giới công bằng và bình đẳng cho mọi người với tinh thần “Không bỏ ai lại phía sau”. Và không chỉ dành cho NKT mà còn như sự chuẩn bị cho tất cả mọi người. Vì nếu không được chuẩn bị sẵn, những tình huống xấu nhất có thể diễn ra, không chỉ là sự lạc lõng mà có thể dẫn đến dấu chấm hết của một cuộc đời.

PV

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang