Người khuyết tật vận động có được BHYT chi trả chi phí lắp chân, tay giả không?

(ĐHVO). Chân, tay giả là các vật tư y tế thay thế không còn quá xa lạ đối với người khuyết tật, không những giúp người khuyết tật có thể đi lại, vận động bình thường mà còn giúp họ cân bằng cơ thể, tránh tạo áp lực, ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, việc tiếp cận sử dụng chân, tay giả còn khá xa đối với đại đa số người khuyết tật do vấn đề tài chính. Vậy người khuyết tật có được Bảo hiểm y tế hỗ trợ chi trả chi phí chân, tay giả không?

Câu hỏi: Tôi là người khuyết tật đặc biệt nặng bị mất 01 chân và 01 tay, việc đi lại vô cùng khó khăn và tất nhiên không thể làm việc, sống phụ thuộc vào gia đình. Giả như tôi được lắp chân, tay giả thì đã có thể làm những công việc nhẹ giúp đỡ gia đình. Nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, chi phí chân, tay giả cao thì BHYT có hỗ trợ chi trả phần nào không? Xin giải đáp giúp tôi.


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng hành Việt giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Bộ kế hoạch đầu tư đầu năm 2019 qua kết quả cuộc điều tra quốc gia về người khuyết tật Việt Nam tính đến năm 2016, Việt Nam có khoảng 6.2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, chiếm 7,06% dân số trong đó có hơn khoảng 663 nghìn trẻ em khuyết tật từ 2-17 tuổi. Tỷ lệ theo các dạng khuyết tật như sau: khuyết tật vận động 29,41%; khuyết tật nghe nói 9,32%; khuyết tật nhìn 13,84%; khuyết tật thần kinh, tâm thần 16,83%; khuyết tật trí tuệ 6,52% và khuyết tật khác 24,08%; gần 80% người khuyết tật sống ở vùng nông thôn, hơn 20% sống ở thành phố; trên 60% người khuyết tật trong độ tuổi lao động; 54% là nữ khuyết tật, 46% là nam khuyết tật…

Có thể thấy, tỷ lệ người khuyết tật vận động chiếm tỷ lệ cao (29,41%) đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng vật tư y tế như chân giả, tay giả cao mất với mục đích phục hồi chức năng cho phần cơ thể dã bị khiếm khuyết. Vai trò của các vật tư y tế thay thế trở nên hữu dụng và quan trọng đối với người khuyết tật vận động. Chúng hỗ trợ người khuyết tật khắc phục được nhiều vấn đề như có thể tự di chuyển, vận động, làm việc, duy trì sức khỏe ổn định của người khuyết tật do giảm bớt áp lực, ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra, vật tư y tế thay thế tạo điều kiện cho người khuyết tật tự lập được trong cuộc sống, có cơ hội tham gia lao dộng sản xuất, tự chủ kinh tế và góp pần vào sự phát triển của đất nước.

Không thể phủ nhận lợi ích mà các vật tư y tế mang lại cho người khuyết tật vận động và cải thiện đời sống của họ. Tuy nhiên, chân giả, tay giả không được BHYT hỗ trợ chi trả. Căn cứ vào Điều 21 và Khoản 8 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014:

Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.”.

“Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng…..”.

Như vậy, trường hợp của bạn khi gắn chân giả thuộc trường hợp không được hưởng BHYT theo quy định hiện hành.

Chính vì vậy, người khuyết tật vận động khi muốn sử dụng chân giả, tay giả thì đều phải chi một khoản tiền lớn để tự mua các thiết bị phù hợp với đặc điểm cơ thể, vị trí lắp đặt, chất liệu, công nghệ được sử dụng. Theo đó, chi phí để có thể lắp được chân/tay giả phù hợp là rất lớn, đặc biệt phải thăm khám định kỳ, thay mới theo thời gian nên người khuyết tật cần có điều kiện về kinh tế để chi trả cho nhu cầu này.

Tuy nhiên theo thống kê, gần 80% người khuyết tật sống ở vùng nông thôn, hơn 20% sống ở thành phố và người khuyết tật có khó khăn về kinh tế chiếm phần lớn. Điều này kéo theo người khuyết tật ít có khả năng tiếp cận với các vật tư y tế thay thế như chân giả, tay giả của người khuyết tật, nhiều đối tượng sử dụng chân giả, tay giả tự chế không đúng quy chuẩn, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe nhằm khắc phục nhu cầu đi lại hàng ngày.

Thiết nghĩ, Đảng và Nhà nước cần có chính sách, quy định phù hợp và hợp lý đáp ứng nhu cầu và mong muốn của đối tượng của người khuyết tật vận động trong công tác sử dụng, tiếp cận vật tư y tế thay thế.

Trên đây là giải đáp của Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng hành Việt về thắc mắc của bạn. Bạn đọc có vướng mắc cần giải đáp, vui lòng gửi về Tòa soạn theo Email: toasoandhv@gmail.com hoặc liên hệ Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt – 1900.62448 để được giải đáp và hỗ trợ.


Hồng Liên

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang