Người khuyết tật tạo tác phẩm nghệ thuật từ vải vụn

Những mảnh lụa vụn qua bàn tay khéo léo, sự sáng tạo cùng nỗ lực vượt lên chính mình của những người khuyết tật đã trở thành tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam. Đó cũng chính là cách Hợp tác xã Vụn Art (địa chỉ tại phố Lụa, quận Hà Đông) kiên trì triển khai nhằm thắp lên ngọn lửa ước mơ cho những mảnh đời kém may mắn.

Người khuyết tật tạo tác phẩm nghệ thuật từ vải vụn

Anh Lê Việt Cường, Chủ tịch Hội người khuyết tật quận Hà Đông (áo kẻ, đứng giữa) hiện đang điều hành Hợp tác xã cho biết, mỗi người khuyết tật giống như một mảnh vụn nhỏ, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội đã gắn kết họ lại với nhau thành một mảnh vải lớn và trên đó họ có thể tự vẽ được ước mơ của chính mình.

Người khuyết tật tạo tác phẩm nghệ thuật từ vải vụn

Theo đó Hợp tác xã Vụn Art nhận dạy, đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật.

Người khuyết tật tạo tác phẩm nghệ thuật từ vải vụn
Người khuyết tật tạo tác phẩm nghệ thuật từ vải vụn

Tại đây, tùy vào nhận thức, khả năng của mình, từng học viên sẽ được dạy làm những công việc phù hợp như tạo mẫu tranh, cắt các chi tiết nhỏ rồi ghép… Sau khi làm được nghề, các học viên được nhận vào làm việc tại Hợp tác xã.

Người khuyết tật tạo tác phẩm nghệ thuật từ vải vụn
Người khuyết tật tạo tác phẩm nghệ thuật từ vải vụn

Nguyên liệu làm là những mảnh vải vụn bỏ đi của các nhà may tại làng lụa Vạn Phúc. Tận dụng các mảnh vải vụn này, bằng sự khéo léo, cần cù, sáng tạo, những người thợ khuyết tật tạo nên những bức tranh nghệ thuật mang đậm văn hóa, bản sắc dân tộc.

Người khuyết tật tạo tác phẩm nghệ thuật từ vải vụn

Các sản phẩm của Hợp tác xã rất đa dạng, mang tính ứng dụng cao như túi đựng chai nước, laptop, áo phông, áo dài.

Người khuyết tật tạo tác phẩm nghệ thuật từ vải vụn

Và các loại tranh lụa ghép vải.

Người khuyết tật tạo tác phẩm nghệ thuật từ vải vụn

Mỗi thành viên của Hợp tác xã là một mảnh đời bất hạnh khác nhau nhưng dưới sự gắn kết, họ đã yêu thương, đùm bọc nhau và trở nên lạc quan hơn trong cuộc sống. Đặc biệt nhờ có nghề đã được đào tạo, họ không phải sống phụ thuộc vào người thân mà đã có thể tự lo cho bản thân.

Người khuyết tật tạo tác phẩm nghệ thuật từ vải vụn

Chị Hoàng Thị Hậu (5 năm gắn bó với Hợp tác xã) cho biết chị sinh ra trong làng nghề rèn Đa Sĩ (quận Hà Đông), do khuyết tật nghề rèn nặng nhọc nên chị không theo nghề của gia đình. Tới Hợp tác xã, chị và em trai được học nghề và được nhận làm tại đây, công việc phù hợp với sức khỏe của bản thân giúp chị vừa có thu nhập, vừa tìm thấy niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống.

Theo laodongthudo.vn

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang